Tổng quát nội dung có trong bài viết
Có rất nhiều các bạn học sinh vẫn chưa biết viết kết bài phân tích tác phẩm “Vợ nhặt” sao cho hay, khái quát mà vẫn đảm bảo tính liền mạch của bài văn, hoctot.net.vn sẽ gợi ý một số mẫu kết bài cho các bạn tham khảo trong bài viết dưới đây.
1. Mẫu kết bài phân tích “Vợ nhặt” (số 1)
Tác phẩm “Vợ nhặt” lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945 thế nhưng ta thấy nhà văn Kim Lân không tập trung quá nhiều vào việc miêu tả cái hiện trạng xơ xác, thê thảm mà nạn đói gây ra cho con người mà ông tập trung ngòi bút về việc khai thác, khám phá cái vẻ đẹp ẩn sâu bên trong con người. Và tác phẩm đã vô cùng thành công khi trong cái tăm tối của nạn đói ấy vẫn tìm thấy ánh sáng đẹp đẽ nhất của sức sống, của vẻ đẹp tình thương bên trong những người nông dân nghèo khổ. Qua đó cũng khẳng định cái đói, cái nghèo có thể bào mòn sức sống, tước đi sinh mạng con người nhưng không thể lấy đi những phẩm chất tốt đẹp của con người, như anh Tràng và bà cụ Tứ dù chẳng dư dả gì, thậm chí là rất nghèo nhưng vẫn rộng lòng dang tay cưu mang thị, vì tình thương ấy thị cũng bỏ đi cái vẻ ngoài chanh chua, chỏng lỏn mà trở về với bản chất hiền hậu, biết điều của mình.
2. Kết bài phân tích vợ nhặt kim lân (mẫu số 2)
Với một kết thúc mở cùng lối kể truyện độc đáo, tự nhiên; lời văn giản dị, chân thành nhưng giàu tính gợi hình, tác phẩm đã để lại ấn tương sâu sắc cho người đọc. Tác phẩm đã phản ánh chân thực về cuộc sống bần hàn, nghèo đói của con người Việt Nam trong nạn đói năm 1945. Cũng chính vì cái đói mà giá trị con người trở lên rẻ rúng. Qua đó ông cũng ngợi ca khát vọng hạnh phúc của con người dù trong hoàn cảnh nào, đồng thời cũng phê phán, lên án, tố cáo gián tiếp tội ác mà bọn thực dân, bọn phát xít đã gây ra cho dân tộc ta.
3. Kết bài phân tích bài văn vợ nhặt (mẫu số 3)
“Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm đặc sắc góp phần làn lên sự đa dạng của văn xuôi Việt Nam. Tác phẩm vừa tái hiện lại hiện thực cuộc sống nghèo khổ của nhân dân một cách chân thực vừa gián tiếp lên án tội ác của thực dân Pháp đồng thời cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. Qua đó, ca ngợi khát vọng sống, khát vọng được hạnh phúc của con người và niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn.
4. Mẫu kết bài phân tích tác phẩm vợ nhặt (số 4)
Tóm lại, với tình huống truyện độc đáo cùng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tài tình của Kim Lân, truyện ngắn “Vợ nhặt” đã vẽ lên bức tranh hiện thực về cuộc sống cơ cực, nghèo đói và số phận bất hạnh của người lao động trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Đồng thời, tác phẩm cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo, thương cảm của nhà văn Kim Lân –ca ngợi tình người và những phẩm chất tốt đẹp của con người.
5. Kết bài phan tich vợ nhặt (mẫu số 5)
Với sự cảm nhận tinh tế, miêu tả chân thực cùng sự am hiểu sâu sắc đời sống tinh thần của người nông dân nghèo của Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt” không chỉ tái hiện thành công sự tăm tối của nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà qua đó nhà văn còn làm nổi bật lên vẻ đẹp của sự sống và những phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân nghèo. Tác phẩm cũng gửi gắm một giá trị nhân đạo sâu sắc đó là cái đói, cái nghèo có thể hủy diệt con người về sự sống nhưng không thể làm mất đi vẻ đẹp của tình yêu thương con người với con người và cũng chẳng thể hủy diệt nổi sức sống tinh thần mãnh liệt và niềm tin của con người.
Hi vọng, qua bài viết này phần nào giúp các bạn có nhiều thêm nhiều sự sáng tạo hơn nữa trong việc tìm ý tưởng cho cách kết thúc bài viết của mình nha.
XEM THÊM:
Bài văn mẫu: Mở bài vợ nhặt hay nhất
Soạn văn: Phân tích tác phẩm vợ nhặt
Chi tiết các bài soạn văn lớp 12: Tại đây