Tổng quát nội dung có trong bài viết
Lên kế hoạch ôn tập theo các giai đoạn, có lộ trình cụ thể sẽ đem lại hiệu quả hơn trong quá trình ôn thi THPT quốc gia khối A, điều đó cũng sẽ quyết định đến thành công của các bạn. Đặc biệt đối với những môn học thuộc khối A (Toán, Lý, Hóa), là những môn được đánh giá là vô cùng khó, lượng kiến thức rất lớn và cần phải có kiến thức nền tảng vững mới có thể học tốt. Vậy lập kế hoạch ôn thi đối với khối thi này như thế nào, các bạn hãy cùng tham khảo dưới bài viết này nhé!
1. Đầu tiên các bạn cần tạo tâm lý ôn thi vững vàng
Đây là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để ôn thi THPT quốc gia hiệu quả. Bởi vì thực tế cho thấy, có rất nhiều bạn học sinh có học lực rất tốt nhưng kết quả thi lại không như mong đợi. Đây có thể là do áp lực về mặt tâm lý, luôn lo lắng về kết quả thi dẫn đến không giữ được tâm lý tự tin. Từ đó vô tình tạo lên áp lực rất lớn trong việc ôn thi. Quá trình ôn thi sẽ trở lên bế tắc, khó khăn hơn và từ đó sẽ không đạt được hiệu quả tốt nhất. Vì vậy trong quá trình ôn thi hãy luôn tạo cho mình một tâm lý vững vàng, như thế dù đó có là những môn học khó nhằn nhất như các môn học thuộc khối A đi chăng nữa thì việc ôn luyện, tiếp nhận kiến thức vẫn sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
2. Kiểm tra lỗ hổng kiến thức – đưa ra định hướng ôn thi phù hợp
Tổ hợp các môn học khối A gồm 3 môn là Toán, Lý, Hóa. Đây là những môn học thuộc ban tự nhiên, nó luôn có sự logic và liên kết chặt chẽ với nhau. Quá trình học tập và ôn luyện các môn này cũng giống như quá trình chúng ta xây dựng một ngôi nhà vậy. Để có một ngôi nhà cao đẹp, chắc chắn thì trước tiên phải xây dựng lên bộ nền móng tốt. Đối với quá trình ôn thi các môn học này cũng vậy, nắm chắc phần kiến thức cơ bản, trọng tâm nhất chính là đang xây dựng nền móng, nó cũng chính tiền đề cho sự phát triển thành quả học tập của bản thân.
Bạn cần kiểm tra lại những phần kiến thức bị hổng của mình để có thể đưa ra chiến lược ôn tập một cách hợp lý nhất. Thường xuyên củng cố lại phần kiến thức đã nắm được để có được hiệu quả ôn thi tốt nhất. Hãy bổ sung kiến thức hổng, trau dồi kiến thức mới, rèn luyện các kỹ năng làm bài thông qua việc làm thật nhiều đề thi.
3. Lập kế hoạch ôn tập chi tiết cho từng môn học
3.1. Đối với môn Toán học
Môn Toán được đánh giá là môn học khó nhất trong 3 môn thuộc khối A. Để làm tốt bài thi môn này bạn cần phải có bí quyết cũng như kế hoạch ôn tập riêng cho bản thân. Việc đầu tiên, bạn nên tìm và làm những đề thi của các năm trước đó, hãy cố gắng làm 1-2 đề thi mỗi ngày. Điều này, vừa giúp bạn hiểu được cấu trúc đề, làm quen với dạng câu hỏi trong bài thi, vừa ôn lại và nâng cao kiến thức cho bản thân.
Các bạn nên cố gắng phân tích các dạng bài tập trong lúc làm đề luyện thi môn Toán. Sau mỗi lần làm xong, hãy so với đáp án đã có sẵn, xem mình sai ở phần nào nhiều nhất, rồi tìm cách ôn tập lại và bổ sung kiến thức phần đó. Phần nào khó chưa làm được, xem đáp án rồi rút ra cách làm để có thể tìm ra hướng giải quyết cho những câu tương tự lần sau. Sau đó khi đã thành thạo việc làm đề, hãy làm bài thi trong bối cảnh như đang thi thật bằng việc bấm thời gian và làm bài thi một cách nghiêm túc nhất có thể
Chi tiết: Ôn luyện kỳ thi tốt nghiệp thpt quốc gia môn toán 2022
3.2. Lộ trình ôn luyện đối với môn Hóa
Hóa là môn học có cấp độ khó cao với rất nhiều các dạng bài tập và các bài được ra dưới dạng đánh lừa các thí sinh nhất. Vì vậy, muốn làm tốt bài thi môn Hóa việc đầu tiên các bạn cần học, nắm vững kiến thức cơ bản ngay trên lớp. Hiểu được các phản ứng hóa học và phân loại từng dạng bài tập. Với môn Hóa sẽ có 2 dạng câu hỏi.
Dạng câu hỏi với phần lý thuyết: Với dạng này, hãy tự viết và cân bằng các phương trình phản ứng. Làm việc này thường xuyên sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn, thậm chí khi mới chỉ nhìn vào câu hỏi cân bằng phản ứng bạn đã có thể nhớ được các hệ số của chúng, điều này sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian làm bài hơn. Ghi lại các phương trình, phản ứng đặc biệt vào cuốn sổ tay cũng là một cách học rất thông minh.
Với dạng câu hỏi với phần bài tập, bạn hãy học cách tính toán theo các phương trình phản ứng. Biết cách lập và giải hệ phương trình, áp dụng các định lý về bảo toàn electron, bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố… Bên cạnh đó, hãy tìm và học các công thức tính nhanh để áp dụng cho bài toán.
Chi tiết: Tổng hợp kiến thức hóa thi thpt quốc gia
3.3. Lộ trình ôn đối với môn Vật lí
Riêng với môn học này, các bạn cần phải hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng. Đừng học vẹt, vì bạn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn giữa các công thức khi khối lượng kiến thức ngày một nhiều lên.
Mỗi năm sẽ có rất nhiều câu hỏi mới khác nhau được đưa vào bài thi. Vì vậy, trong quá trình ôn thi các bạn nên thường xuyên tìm hiểu thêm các tài liệu, các dạng câu hỏi mới, để làm quen với mọi dạng câu hỏi, bài tập. Bên cạnh đó hãy tìm hiểu thêm về các mẹo làm bai hay các công thức tính nhanh để có thể tối ưu thời gian làm bài.
Ba môn học trên luôn có sự liên kết với nhau, vì thế cần dành thời gian học, ôn tập cho cả 3 môn một cách đồng đều. Nên sử dụng phương pháp học qua sơ đồ tư duy để thâu tóm lại toàn bộ kiến thức đối với cả 3 môn học. Hình thành được thói quen này sẽ giúp bạn hệ thống lại kiến thức, sắp xếp chúng một cách trật tự, rõ ràng rành mạch và dễ nhớ hơn, điều này cũng sẽ giúp bạn không bị bỏ sót các kiến thức.
Trên đây là những chia sẻ hướng dẫn về lộ trình ôn thi đại học khối A mà mình đã đúc kết lại. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn có được định hướng và phương pháp học hiệu quả để đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2022 sắp tới.
Chi tiết: Hướng dẫn ôn thi lý thpt quốc gia 2022
4. Tham khảo phổ điểm thi THPT Quốc Gia 2021 khối A
Kết quả phân tích phổ điểm thi theo tổ hợp của 3 môn xét tuyển là Toán, Vật lý, Hóa học cho thấy, tổng điểm trung bình của khối này là 20,91 điểm, thấp hơn so với năm ngoái(2020). Thủ khoa của khối A năm 2021 có số điểm là 29,55 đây là thí sinh đến từ Tỉnh Hải Phòng với 10 điểm môn Hóa. Những thí sinh khác nằm trong top 10 đều đạt mức điểm trên 29 điểm.
Tải trọn bộ đề thi ÔN LUYỆN KỲ THI THPT các năm: TẠI ĐÂY
Bạn đang xem bài viết “LỘ TRÌNH ÔN THI THPT QUỐC GIA KHỐI A NĂM 2022”