Tóm tắt bài tuyên ngôn độc lập lớp 12 – 5 bài tóm tắt nội dung

1355
Tóm tắt nội dung tuyên ngôn độc lập
Tóm tắt nội dung tuyên ngôn độc lập
5/5 - (1 bình chọn)

Tham khảo thêm: Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập

Với các mẫu Tóm tắt bản “Tuyên ngôn độc lập” dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính của các tác phẩm, từ đó sẽ tiếp thu được kiến thức nhanh hơn.

Top 5 bài tóm tắt bản “Tuyên ngôn độc lập” ngắn gọn, đầy đủ nhất.

Bản tóm tắt số 1:

Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình-Hà Nội, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.  Sự kiện này là mốc son chói lọi trong lịch sử, nó đánh dấu sự bắt đầu của một kỷ nguyên mới – một kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Bản “Tuyên ngôn độc lập” hướng tới “đồng bào cả nước”, những người đã phải chịu sự áp bức, bóc lột hơn 80 năm qua dưới ách thống trị của thực Pháp và phát xít Nhật. Không chỉ vậy, bản Tuyên ngôn còn hướng tới các nước thực dân đang lăm le muốn cướp nước ta lần nữa, đặc biệt là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để ngăn chăn âm mưu xâm lược của chúng, đồng thời hướng tới toàn bộ nhân dân trên thế giới để nói với thế giới rằng Việt Nam ta đã là một nước hoàn toàn độc lập cũng như khích lệ các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh giành lại độc lập.

Bản Tuyên ngôn độc lập được đưa ra dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tế. Đầu tiên về cơ sở lí luận được dựa trên hai bản tuyên ngôn độc lập nổi tiếng có tầm cỡ thế giới đó là bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp. Trong đó Bác đã lấy những lời trích dẫn không thể phủ nhận về những quyền cơ bản của con người đó là quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Tiếp theo về cơ sở thực tiễn, Bác đã đưa ra những bằng chứng tố cáo những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra cho nhân dân ta, cho dân tộc ta hơn 80 năm qua. Từ đó vạch trần bộ mặt giả tạo, luận điệu xảo trá về sự “bảo hộ”của chúng trên đất nước ta.

Mục đích cao cả và lớn lao nhất của bản Tuyên ngôn độc lập đó là: tuyên bố thoát ly hoàn toàn quan hệ với thực dân Pháp, xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến trên đất nước ta. Đồng thời khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của nước ta trên toàn thế giới và nói lên sự quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng tất cả “tinh thần và lực lượng, tính mạng của cải”. Tuyên ngôn độc lập đã hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp về tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh đồng thời cũng cho thấy niềm khát khao cháy bỏng có được nền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.

Bản tóm tắt số 2:

“Tuyên ngôn độc lập”  là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn với dân tộc Việt Nam ta, nó được coi là sự sống còn đối với vận mệnh của đất nước. Cũng giống như Pháp có bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” và Mỹ có bản “Tuyên ngôn độc lập”, thì nước Việt Nam ta cũng có bản “Tuyên ngôn độc lập” được chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố ngày 2 / 9 / 1945 tại quảng trường Ba Đình. Bản Tuyên ngôn này nhằm xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến trên đất nước ta đồng thời khẳng định quyền tự chủ và vị thế của nước ta trên toàn thế giới. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự bắt đầu của một kỷ nguyên mới-kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam ta.

Nội dung bản “Tuyên ngôn độc lập” được triển khai theo ba phần

Phần mở đầu: cơ sở của bản Tuyên ngôn. Bác dựa vào hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trên thế giới của Mỹ và Pháp để nói về quyền cơ bản của con người không ai có thể chối cãi đó là  quyền được sống, quyền tự do quyền mưu cầu hạnh phúc. Đó là phương pháp lí luận “gậy ông đập lưng ông” mà Bác sử dụng để vạch ra cho toàn bộ nhân dân trên thế giới thấy những việc làm trái với tuyên ngôn của chúng.

Phần nội dung: nêu lên cơ sở thực tế . Bác đã đưa ra những bằng chứng về những tội ác của Pháp đã gây ra cho dân tộc ta hơn 80 năm nay. Chúng thi hành những chế độ, luật pháp trên tất cả các lĩnh vực: từ chính trị, kinh tế đến văn hóa-giáo dục. Tất cả những điều đó đã đập tan luận điệu xảo trá và bộ mặt giả dối của chúng.

Phần kết luận: Lời khẳn định của bản Tuyên ngôn:  Tuyên bố thoát ly hoàn toàn sự lệ thuộc vào Pháp, xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến của dân tộc. Khẳng định sự tự chủ và vị thế của nước ta với thế giới. Đồng thời đây là lời tuyên bố đanh thép và khẳng định sự quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc, tự do của nhân dân ta. Bản “Tuyên ngôn độc lập” đã hội tụ những vẻ về đẹp tư tưởng cũng như tình cảm của Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện khát vọng cháy bỏng về nền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.

Bản tóm tắt số 3:

Trong bản “Tuyên ngôn độc lập, Bác đã trích dẫn những lời khẳng định về “quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” từ hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trên thế giới của Mỹ và Pháp đó là  bản “Tuyên ngôn độc lập” và bản“Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”. Đó là những quyền cơ bản của con người mà không ai có thể chối cãi được. Dùng chính lí lẽ mà chúng đã đưa ra đáp trả lại những việc chúng đã làm như đang nhắc nhở rằng chúng đang đi ngược lại những gì mà tổ tiên họ để lại. Đó chính là phương pháp lí luận “gậy ông đập lưng ông”. Tiếp theo về cơ sở thực tế, Bác đã liệt kê những tội ác của bọn thực dân đã thi hành hơn 80 năm trên đất nước ta khiến cho dân tộc rơi vào cảnh lầm than, khổ cực. Những bằng chứng ấy đã vạch trần bản chất “bảo hộ” gian xảo của chúng.  Cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta đã phá tan xiềng xích đang trói buộc dân tộc ta. Cuối cùng là lời khẳng định tuyên bố độc lập và sự quyết tâm bảo vệ độc lập của dân tộc ta. Lời Tuyên ngôn đã xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến đang ngự trị trên đất nước ta, khẳng định với toàn thế giới về sự tự chủ và vị thế của đất nước Việt nam ta, đồng thời thể hiện ý chí quyết tâm giữ vững nền độc lập của nhân dân ta. Bản Tuyên ngôn đã thể hiện những vẻ đẹp về tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh-vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Bản tóm tắt số 4:

“Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa to lớn, đồng thời nó là một áng văn chính luận mẫu mực thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả và tài năng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mở đầu Bác đã đưa ra cơ sở của bản tuyên ngôn đó là những câu trích dẫn được lấy từ bản “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ và bản ” Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Pháp. Đó là sự khẳng định về quyền cơ bản của con người “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tiếp đó, bản tuyên ngôn đưa ra bằng chứng nói lên tội ác của thực dân Pháp gây ra cho dân tộc Việt Nam trong hơn 80 năm qua. Chúng đã thi hành những tội ác về kinh tế , chính trị, văn hóa và chúng còn bán nước ta hai lần cho Nhật. Từ đó nêu cao tinh thần của cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc và sự thắng lợi của nhân dân ta. Cuối cùng là lời khẳn định, lời tuyên bố quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam và nói lên ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của nhân dân ta.

Bản tóm tắt số 5:

Bản “Tuyên ngôn độc lập” được Bác Hồ mở đầu bằng những lời trích dẫn từ hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp nói về quyền cơ bản của con người, qua đó khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, bản tuyên ngôn kể ra những tội ác mà bọn thực dân Pháp đã gây ra cho dân tộc Việt Nam hơn 80 năm chúng xâm lược nước ta. Đó là những chính sách chúng thi hành  trong kinh tế , chính trị , văn hóa, và kể ra tội bán nước ta hai lần cho Nhật. Bản tuyên ngôn còn nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta đã phá tan xiềng xích buộc của bọn chúng. Cuối cùng bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời khẳng định quyền độc lập tự do và thể hiện ý chí sắt đá, lòng quyết tâm bảo vệ nền độc lập của nhân dân ta.

XEM THÊM:

Tóm tắt tuyên ngôn độc lập Khái quát tác giả và nội dung chính tác phẩm

Soạn bài tuyên ngôn độc lập lớp 12