Mở bài đò lèn nguyễn duy – TOP 5 mẫu mở bài phân tích hay nhất

2864
Mở bài đò lèn nguyễn duy
Mở bài đò lèn nguyễn duy
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết dưới đây hoctot.net.vn xin giới thiệu một số mẫu mở bài trực tiếp và gián tiếp phân tích bài thơ “Đò lèn” của Nguyễn Duy để giúp các bạn biết cách dẫn dắt người đọc vào bài phân tích của mình, các bạn cùng tham khảo nhé.

Tham khảo thêm: mở bài Đò Lèn

1. Mẫu mở bài phân tích bài thơ Đò lèn (số 1)

Nguyễn Duy là một nhà thơ có rất nhiều tác phẩm đặc sắc đóng góp vào thành tựu nền thơ ca Việt Nam. Bản thân ông người mồ côi cha mẹ từ sớm nên cảm xúc khi nhớ về tuổi thơ của mình thật gần gũi và nó đã gắn bó trong suốt quãng đời của ông. Chính những cảm xúc ấy là nguồn cảm hứng để Nguyễn Duy sáng tác lên bài thơ “Đò Lèn”.

2. Mở bài Đò lèn (mẫu số 2)

Nguyễn Duy một nhà thơ lớn của văn học Việt Nam với nhiều tác phẩm đặc sắc như “Cát trắng”, “Ánh trăng”, “Đãi cát tìm vàng”,.. Trong đó, bài thơ “Đò Lèn” là tác phẩm để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc. Bài thơ này được viết vào năm 1983, trong một dịp ông trở về quê hương nơi ông từng gắn bó, trở về với những kỷ niệm, những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu.

3. Mở bài đò lèn nguyễn duy (mẫu số 3)

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng nhận xét về nhà thơ Nguyễn Duy rằng: “Hình hài Nguyễn Duy giống như đám đất hoang, còn thơ Nguyễn Duy là thứ cây quý mọc trên đám đất hoang đó”. Thật đúng như vậy, bởi trong thơ Nguyễn Duy mang những nét độc đáo đặc biệt, vần thơ ngang tàn, phóng khoáng mang vẻ hồn nhiên như không chút gì suy nghĩ, nhưng tận sâu bên trong những câu thơ ấy lại là những ẩn ý chiêm nghiệm vô cùng sâu sắc về cuộc đời, nó lặng lẽ thấm vào tâm hồn người đọc để rồi đột nhiên vỡ ra khiến cho người ta phải giật mình nhìn lại những chặng đường, những tình cảm của bản thân trong suốt năm tháng đã qua. “Ánh trăng” là tác phẩm tiêu biểu cho cái lối viết ấy, bài thơ khiến cho người ta phải chiêm nghiệm về sự đổi thay của lòng dạ con người, cảm thấy xấu hổ trước sự thủy chung son sắt của ánh trăng trên cao. Để rồi đến “Đò Lèn”, lối viết ấy lại càng nổi bật, thấm thía hơn, bài thơ khiến cho người ta chiêm nghiệm suy tư về cái vất vả, tần tảo của người bà trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, cùng với tuổi thơ vô tư hồn nhiên, chưa hiểu chuyện của người cháu. Để rồi khi trưởng thành và hiểu chuyện hơn, đã chinh chiến bao năm đến khi đất nước độc lập thì bà cũng không còn nữa, chỉ còn lại một nấm cỏ xanh mà thôi, lúc này người cháu nuối tiếc, ân hận cũng đã muộn màng.

4. Mở bài bài thơ đò lèn của nguyễn duy (mẫu số 4)

Trong cuộc đời mỗi con người, tuổi thơ có lẽ là quãng thời gian đẹp đẽ, trong sáng nhất. Có những tuổi thơ êm đềm,bình dị cũng có những tuổi thơ dữ dội, rộn rã nhưng dù thế nào, khi không thể trở lại thời gian ấy, mỗi chúng ta vẫn có những phút giây nhớ nhung, hoài niệm về nó đầy tiếc nuối. Nhà thơ Xuân Quỳnh thì thương ổ trứng gà của bà, Tế Hanh thì lại nhớ về con sông quê hương, Bằng Việt trở lại lúc cùng bà nhóm lửa … và đến Nguyễn Duy thì lại mải miết tìm về một “Đò Lèn” thuở nghe cổ tích. Cùng với những tác phẩm “Tre Việt Nam”, “Ánh trăng”, “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”… thì “Đò Lèn” là bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng bạn đọc bởi những xúc cảm yêu thương chân thành tha thiết của người viết đã gửi gắm vào trong từng câu thơ một cách tự nhiên.

5. Sơ đồ tư duy bài đò lèn mở bài (mẫu số 5)

Những kí ức về tuổi thơ đẹp đẽ và tình cảm gia đình sâu đậm luôn là những cảm xúc dạt dào trong tâm hồn Nguyễn Duy, những xúc cảm này cũng được nhà thơ đưa vào những câu văn, câu thơ của mình một cách tự nhiên, sâu lắng, điều đó làm cho người đọc có những ấn tượng khó quên khi đọc những tác phẩm của ông. “Đò lèn” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho lối cảm xúc này, và cũng là bài thơ đặc sắc nhất trong sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Duy. Bài thơ nói về những kí ức bên người bà hiền từ, giàu tình yêu thương và sự thức tỉnh, hối tiếc muộn màng của người cháu khi xưa đã vô tâm, không thấu hiểu nỗi vất vả, cực nhọc của người bà.

Nguyễn Duy đã mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nên những ký ức thời thơ ấu của nhà thơ gắn liền với hình ảnh người bà, những miền kí ức ấy đặc biệt luôn da diết, khắc khoải trong tâm hồn ông. Bài thơ Đò Lèn chính là lời tâm sự về tình cảm chân thực nhất của nhà thơ muốn gửi gắm đến người bà đã mất của mình.

Trên đây là 5 mẫu mở bài phân tích bài thơ Đò lèn hay nhất được hoctot.net.vn chắt lọc và tổng hợp lại, mong rằng các bạn có thể lựa chọn một cách mở bài hay nhất để bắt đầu bài phân tích của minh.

XEM THÊM:

Tham khảo: Tóm tắt kiến thức bài thơ đò lèn của Nguyễn Duy

Chi tiết các bài soạn văn phân tích trong chương trình học lớp 12: Tại đây