Kết bài người lái đò sông đà

3877
Kết bài người lái đò sông đà
Kết bài người lái đò sông đà
4.6/5 - (5 bình chọn)

Cùng tham khảo các mẫu kết bài kết bài phân tích bài Người lái đò sông Đà mà hoctot.net.vn chia sẻ trong bài viết dưới đây để tìm ra cách kết thúc cho bài viết của mình nhé.

Tham khảo thêm: Kết bài Người lái đò sông Đà

1. Mẫu kết bài phân tích người lái đò sông đà (số 1)

Nguyễn Tuân đã đóng góp cho nền văn học nước nhà một kiệt tác đặc sắc, vô cùng độc đáo với một phong cách nghệ thuật mới lạ, uyên bác, tài hoa. Tùy bút “Người lái đò sông Đà” đã khép lại nhưng người đọc vẫn không nguôi cảm xúc lâng lâng trong tâm hồn mình, phải chăng, đó là những điều mà văn học đã mang lại và là điều mà tác giả muốn người đọc cảm nhận được. Thật cảm ơn người nghệ sĩ tài hoa Nguyễn Tuân, một người suốt đời đi tìm cái đẹp để nâng niu, trân trọng những giá trị vững bền của đời sống lao động và của dân tộc

2. Kết bài người lái đò sông đà (mẫu số 2)

Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” là tác phẩm tiêu biểu nhất thể hiện rõ nét cho phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân. Tuyệt tác này không chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ đầy thơ mộng của thiên nhiên miền Tây Bắc xa xôi mà còn ca ngợi vẻ đẹp lao động của con người, một vẻ đẹp bình dị, anh hùng mà tài hoa của những người lái đò. Ẩn sâu trong đó nhà văn Nguyễn Tuân kín đáo bộc lộ tình yêu đất nước nồng nàn, niềm tự hào và gắn bó tha thiết với non sông Việt  

3. Kết bài của người lái đò sông đà (mẫu số 3)

Như vậy tùy bút “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã khắc họa lên vẻ đẹp của dòng sông Đà, vẻ đẹp lao động trân quý bên trong con người Tây Bắc với tất cả sự say mê, nhiệt huyết, tình yêu quê hương đất nước tha thiết và cả vốn kiến thức sâu rộng của mình. Qua tác phẩm, nhà văn cũng thể hiện sự vui mừng, phấn khởi, hạnh phúc vì sau bao ngày tìm kiếm, cuối cùng ông đã tìm thấy cái “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong con người lao động nơi đây, thỏa mãn được đam mê ưa cái đẹp và “chủ nghĩa xê dịch” trong phong cách cũng như con người Nguyễn Tuân.

4. Mẫu kết bài phân tích Người lái đò sông Đà (số 4)

Qua những phân tích trên ta thấy, Nguyễn Tuân với sự tài hoa, uyên bác của mình đã thành công khắc họa vẻ đẹp  đầy sống động của thiên nhiên vùng  núi Tây Bắc vừa rộng lớn, kỳ vĩ, khắc nghiệt nhưng cũng rất đỗi xinh đẹp, thơ mộng, qua hình tượng dòng sông Đà dữ tợn, trữ tình trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Đồng thời cũng qua tùy bút này, nhà văn đã tìm được cái vẻ đẹp mà ông tìm kiếm bấy lâu đó là cái “chất vàng mười đã qua thử lửa” đáng quý bên trong con người lao động Tây Bắc thông qua hình tượng người lái đò, đó là vẻ đẹp của sự tài ba mưu trí dũng cảm, là chất nghệ sĩ của con người trong chính những công việc thường ngày của mình.

5. Mẫu kết bài phân tích Người lái đò sông Đà (số 5)

Chỉ là một dòng sông với một người lái đò đang làm công việc thường ngày của mình, Nguyễn Tuân lại viết lên một tác phẩm như thể là một thước phim hành động điện ảnh gay cấn. Kích thích có, hồi hộp có, kịch tính có; âm thanh thì đặc sắc; hình ảnh, hành động đẹp mắt. Để viết lên được một tác phẩm như vậy hẳn Nguyễn Tuân phải có trí tưởng tượng hết sức phong phú, một cách nhìn khác biệt với vốn tri thức sâu rộng về mọi lĩnh vực và sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ. Qua đây, nhà văn còn muốn nhắn nhủ một triết lý sâu sắc rằng không chỉ trong chiến tranh mới có anh hùng mà anh hùng còn có trong cuộc sống lao động thường ngày, như người lái đò mưu trí, can trường kia.

Trên đây là 5 mẫu kết bài phân tích “Người lái đò sông Đà” hay, ngắn gọn và bao quát nhất, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể lựa chọn cho bài phân tích của mình một cách kết thúc đặc sắc nhất.

THAM KHẢO:

Bài văn mẫu: Mở bài người lái đò sông đà

Tổng quan tác phẩm: Tóm tắt tác phẩm người lái đò sông đà

Chi tiết các bài soạn văn chương trình 12: Tại đây