Tóm tắt bài người lái đò sông đà – Tổng quan về tác giả, tác phẩm

3830
Tóm tắt bài người lái đò sông đà
Tóm tắt bài người lái đò sông đà
5/5 - (1 bình chọn)

Nhằm giúp các bạn học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức và nội dung của tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, hoctot.net.vn đã tổng hợp lại toàn bộ kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm và tóm tắt nội dung của tác phẩm trong bài viết dưới đây, cùng tham khảo nhé.

Tham khảo thêm: Tóm tắt bài Người lái đò sông Đà

1. Khái quát về tác giả tác phẩm người lái đò sông đà

1.1. Tiểu sử tác giả người lái đò sông đà (Nguyễn Tuân)

  • Nguyễn Tuân sinh năm 1910, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho tại phố Hàng Bạc, Hà Nội
  • Nguyễn Tuân học đến cuối cấp Trung học thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối những giáo viên người Pháp nói xấu Việt Nam (1929).
  • Sau đó ít lâu ông bị tù vì vượt biên qua Thái Lan không có giấy phép, sau khi ra tù ông mới bắt đầu sự nghiệp viết lách (1935).
  • Năm 1938 ông nổi tiếng với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách vô cùng độc đáo như  Một chuyến đi, Vang bóng một thời…
  • Năm 1941, ông lại bị bắt giam một lần nữa, tại đây ông được gặp gỡ, tiếp xúc với những người đang hoạt động chính trị.
  • Năm 1945, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia hoạt động cách mạng kháng chiến và trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.
  • Từ 1948 đến 1957, Nguyễn Tuân giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.

1.2. Sự nghiệp văn học của tác giả

a. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân hết sức độc đáo và sâu sắc

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, phong cách nghệ thuật của ông được tóm gọn trong một chữ “ngông”. Bởi, trong mỗi trang viết của ông đều muốn chứng tỏ sự tài hoa uyên bác của mình, mọi sự vật, sự việc dù là những điều đơn giản nhất cũng được quan sát và thể hiện lại trên phương diện văn hóa, mỹ thuật.

Sau cách mạng tháng Tám phong cách thơ ông có sự thay đổi lớn, ông vẫn tiếp cận với thế giới, con người trên phương diện văn hóa, mỹ thuật nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ thuật cả trong quần chúng nhân dân. Cái “ngông ” trước kia vẫn còn, nhưng chủ yếu những lời khinh bạc là để ném vào kẻ thù của dân tộc, hay những thứ tiêu cực của xã hội.

b. Những tác phẩm chính

  • Vang bóng một thời (1940)
  • Tùy bút sông Đà (1960)
  • Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)…

2. Tổng quan về tác phẩm

2.1. Hoàn cảnh sáng tác người lái đò sông đà

“Người lái đò sông Đà” được rút ra trong tập tùy bút Sông Đà (1960).

Tác phẩm là thành quả nghệ thuật của chuyến đi thực tế đến miền đất Tây Bắc xa xôi, vừa để thỏa mãn thú phiêu lãng, ngao du vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc và cái “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn của những con người lao động chân chất và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và đầy thơ mộng đó.

2.2. Bố cục người lái đò sông đà

Tác phẩm được chia làm 3 phần:

Phần 1 (từ đầu đến… “cái gậy đánh phèn”): Vẻ đẹp hung dữ của con sông Đà.

Phần 2 (tiếp đến…quy luật tất yếu của dòng sông Đà): Hình tượng người lái đò sông Đà.

Phần 3 (còn lại): Vẻ đẹp trữ tình, thơ mông của con sông Đà.

2.3. Giá trị nội dung bài người lái đò sông đà

“Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp được viết lên từ tình yêu đất nước nồng nàn, sâu đậm của người nghệ sĩ muốn dùng văn chương của mình để ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên vừa kì vĩ, hào hùng lại vừa trữ tình thơ mộng và vẻ đẹp lao động của con người Tây Bắc

Tác phẩm còn cho thấy sự tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân với việc dùng chữ nghĩa văn chương để khắc họa những kì quan của tạo hóa và tái hiện vẻ đẹp nhọc nhằn của người lao động.

2.4. Giá trị nghệ thuật người lái đò sông đà

  • Tác phẩm có kết cấu linh hoạt, có một chút tùy bút pha bút ký, vận dụng được những am hiểu sâu sắc về văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm.
  • Nhân vật mang phong thái rất bình dị, đời thường.
  • Bút pháp nghệ thuật có sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn.
  • Ngôn ngữ hiện đại kết hợp khéo léo với ngôn ngữ cổ xưa.
  • Sử dụng đa dạng, phong phú các thủ pháp nghệ thuật độc đáo: sự liên tưởng thú vị; biện pháp so sánh nhân hóa quái dị, mới lạ…

3. Tóm tắt nội dung người lái đò sông đà

Top 5 bài tóm tắt tác phẩm “Người lái đò sông Đà” ngắn gọn, đầy đủ và hay nhất

3.1. Tóm tắt bài người lái đò sông đà (mẫu số 1)

Nhắc đến Tây Bắc, mảnh đất thiên nhiên hùng vĩ chắc chắn phải đến con sông Đà. Nó đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác lên tác phẩm “Người lái đò sông Đà”của Nguyễn Tuân. Nổi bật lên trong đó là hai hình ảnh mang tính biểu tượng: sông Đà-biểu tượng của thiên nhiên Tây Bắc và ông lái đò-biểu tượng cho con người lao động. Con sông Đà được Nguyễn Tuân tái hiện lên với hai vẻ đẹp tái ngược nhau: vẻ đẹp hung bạo và vẻ đẹp trữ tình. Trước hết, vẻ đẹp hung bạo, dữ tợn của sông Đà được phác họa qua các hình ảnh: “cảnh đá bờ sông, dựng vách thành”, lòng sông hẹp bị đá chẹt lại như một cái “yết hầu”, ghềnh Hát Lóong, quãng tà Mường Vát với những cái hút nước chết người rồi những thác nước dữ dội đang gào thét gầm rú ghê sợ…Nhưng bên cạnh vẻ đẹp hung bạo đó, con sông Đà cũng mang một vẻ đẹp dịu dàng, thơ mộng, trữ tình, đằm thắm với dòng uốn lượn như mái tóc dài thướt tha, mềm óng của người thiếu nữ kiều diễm.

Hai vẻ đẹp ấy của dòng sông Đà được Nguyễn Tuân khắc họa một cách chân thực, rõ nét, sinh động từ đó làm nổi bật lên hình tượng người lái đò sông Đà. Nhà văn đã liên tưởng cảnh người lái đò vượt qua con sông như một trận chiến đấu ác liệt giữa con người với thiên nhiên bằng một giọng văn hùng hồn tràn đầy không khí trận mạc. Dù thiên nhiên có hung bạo, dữ tợn như con thủy quái thì vẫn phải khuất phục trước sự gan dạ, can đảm và trí tuệ của ông con người. Chiến thắng ấy mang ý nghĩa là chiến thắng của ý chí quyết tâm vượt qua những thử thách gian lao trong cuộc đời; chiến thắng của sự mưu trí, sự hiểu biết và kinh nghiệm dầy dặn của những con người đã nhiều năm gắn bó với nghề sông nước. Tác phẩm đã ca ngợi vẻ đẹp lao động bình dị của con người, nhưng đã góp phần làm lên chiến thắng trong trận chiến nảy lửa giữa con người với thiên nhiên. “Người lái đò sông Đà” đã tái hiện đúng với cái chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những người lao động, luôn âm thầm cống hiến cho đất nước.

3.1. Tóm tắt tác phẩm người lái đò sông đà (mẫu số 2)

“Người lái đò sông Đà” là tác phẩm khắc họa lên vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ qua hình tượng con sông Đà và vẻ đẹp lao động của con người qua hình tượng người lái đò gan dạ, can đảm. Vẻ đẹp hung tợn, dữ dằn của con sông Đà được tái hiện qua những thác nước dữ dội, những hồn đá ngầm, đá nổi cùng các thạch trận được bố trí vô cùng nguy hiểm. Nhưng bên cạnh đó, con sông Đà cũng mang nét dịu dàng, hiền hòa và có chất thơ khi ngắm nhìn màu nước thay đổi theo mùa và mang những đặc điểm riêng. Hình ảnh ông lái đò sông Đà xuất hiện trên nền của thiên nhiên hùng vĩ. Hình ảnh ông lái Đò hiện lên với sự gan dạ, dũng cảm và đầy kinh nghiệm trong suốt bao năm với cái nghề sông nước này. Chính những điều ấy đã làm lên chiến thắng của ông trong trận chiến đấu giữa thiên nhiên và con người, giúp ông vượt qua con sông Đà dữ tợn kia. Ở ông còn toát lên vẻ đẹp khiêm nhường khi họ coi những thử thách kia chỉ là  những công việc thường ngày.

3.3. Tóm tắt văn bản người lái đò sông đà (mẫu số 3)

“Người lái đò sông Đà” là áng văn viết về vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động Tây Bắc. Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ được tô điểm thêm bằng con sông Đà hung dữ nhưng đôi khi lại rất nhẹ nhàng, xinh đẹp, thơ mộng như một người con gái kiều diễm. Vẻ hung bạo của con sông Đà là phác họa bởi đá ở bờ sông “dựng vách thành”, lòng sông hẹp thắt lại như cái yếu hầu và vô số những cái “hút nước” chết người vô cùng nguy hiểm cho thuyền bè. Biết bao nhiêu thử thách được giăng lên trong dòng sông nào là đá nổi, đá chìm, thác nước, những trận thạch…luôn trực chờ, sẵn sàng cản bước bất cứ con thuyền nào có ý định vượt sông Đà. Còn vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của con sông Đà được tái hiện qua hình ảnh dòng sông như mái tóc thướt tha của một người con gái và sự thay đổi màu nước theo mùa mang những vẻ đẹp riêng vô cùng độc đáo. Trên nền thiên nhiên rộng lớn kỳ vĩ ấy là hình tượng người lái đò, người chèo lái con thuyền băng qua dòng sông Đà với đặc điểm thân hình cao to, khỏe khoắn, nước da rám nắng, và rất thành thạo trong nghề nghiệp của mình. Ông hiểu rất rõ về dòng sông, nắm chắc các quy luật của dòng thác, từng vách đá, luồng nước, các cửa sinh, cửa tử. Với sự gan dạ, can trường cùng với kinh nghiệm dày dặn của mình, những người lái đó đã vượt qua tất cả những thử thách của con sông và đưa thuyền vào bến an toàn. Hình ảnh đó biểu tượng cho sự chiến thắng vinh quang của con người trong trận chiến ác liệt giữa thiên nhiên và con người.

3.4. Người lái đò sông đà tóm tắt (mẫu số 4)

Nguyễn Tuân qua tác phẩm “Người lái đò sông Đà” đã nói lên vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ vĩ Tây Bắc và vẻ đẹp lao động của con người nơi đây. Thiên nhiên Tây Bắc nổi tiếng bởi sự rộng lớn hùng vĩ, và đặc biệt là con sông Đà kỳ vĩ. Từ thượng nguồn, con sông Đà mang vẻ hung bạo, dữ dội của đại ngàn: đá dựng vách thành, cái hút nước chết người, thác nước dữ dội, đá ngầm, đá nổi, những thạch trận được giăng sẵn ở lòng sông…. Nhưng cũng có lúc sông Đà cũng nhẹ nhàng, dịu êm : dòng sông Đà trông như mái tóc thuôn dài thướt tha, màu nước thay đổi theo mùa, mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, hai bên bở sông tĩnh lặng nhưng đầy sức sống…tất cả hiện lên với một vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng.Trên vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc ấy hình ảnh người lái đò hiện lên với vẻ đẹp đầy tính nghệ sĩ, oai phong dù rất bình dị đời thường. Ông lái đò với những vẻ đẹp chân chất của người lao động gan dạ, can trường, dũng cảm đã vượt qua những thạch trận với nhiều cửa tử của dòng sông. Bên cạnh đó, ông lái đò cũng vô cùng khiêm tốn khi coi những thử thách đầy hiểm nguy kia là những điều bình thường trong công việc hằng ngày.

3.5. Tóm tắt nội dung người lái đò sông đà (mẫu số 5)

“Người lái đò sông Đà” kể lại hành trình trong chuyến đi thực tế lên miền đất Tây Bắc xa xôi của Nguyễn Tuân để tìm kiếm “chất vàng mười đã qua thử lửa” của con người lao động nơi đây. Qua đây, tác giả cũng có dịp quan sát vẻ đẹp của con sông Đà vừa dữ dội, hung tợn lại vừa nên thơ và trữ tình. Vẻ hung tợn của con sông được tạo lên từ: đá dựng vách thành, đá ngầm, đá nổi, hút nước chết người, thác nước dữ dội rồi những thạch trận giăng sẵn dưới lòng sông. Nhưng cũng có lúc xinh đẹp, dịu êm: dòng sông như mái tóc dài thướt tha của người con gái, màu nước thay đổi theo mùa mang những nét đẹp riêng, hai bên bờ sông tĩnh lặng nhưng đầy sức sống… Cái chất vàng mười thử lửa mà tác giả muốn kiếm tìm là cái vẻ đẹp lao động của người lái đò, là người chèo lái con thuyền qua sông. Người lái đò ấy là người can trường, dũng cảm và vô cngf am hiểu dòng sông này, ông biết rõ từ cách bố trí thạch trận, thác nước, cửa sinh cửa tử…ở họ luôn toát ra một vẻ đẹp hùng dũng nhưng rất bình dị. Họ là những người tài hoa, mưu trí, rất bản lĩnh nhưng cũng rất khiêm tốn khi xem những thử thách đầy hiểm nguy kia là công việc thường ngày.

Mong rằng bài viết trên hữu ích cho các bạn trong quá trình học và cảm nhận về tác phẩm trong chương trình học ngữ văn 12.

THAM KHẢO:

Bài văn mẫu: Kết bài người lái đò sông đà

Soạn văn: Phân tích người lái đò sông đà