Mở bài người lái đò sông đà – TOP 5 mẫu mở bài phân tích hay nhất

1762
Mở bài người lái đò sông đà
Mở bài người lái đò sông đà
5/5 - (2 bình chọn)

“CÁC MẪU MỞ BÀI PHÂN TÍCH “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ” – NGUYỄN TUÂN HAY, ẤN TƯỢNG NHẤT”.

Tham khảo thêm: Mở bài Người lái đò sông Đà

1. Mẫu mở bài phân tích người lái đò sông đà (số 1)

Nguyễn Tuân một nhà văn suốt đời luôn trăn trở, tìm tòi cái đẹp. Cái đẹp trong những sáng tác của ông phải là cái đẹp hoàn mỹ. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân có rất nhiều tác phẩm đặc sắc đóng góp vào sự đa dạng của nền văn học Việt Nam. Trong đó tùy bút “Người lái đò sông Đà” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám, nó được rút ra từ tập tùy bút “Sông Đà” (1960).

2. Mở bài người lái đò sông đà (mẫu số 2)

Nguyễn Tuân một nhà văn có lòng yêu nước nồng nàn, sâu đậm. Lòng yêu nước của ông thường không trực tiếp thể hiện ra ngoài mà sẽ ẩn sâu sau những bức tranh thiên nhiên hay những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của chuyến đi thực tế đến với mảnh đất Tây Bắc xa xôi của Nguyễn Tuân. Đó không chỉ thỏa mãn cái thú ngao du, phiêu lãng  “thay thực phẩm cho tâm hồn, tìm thực đơn mới cho giác quan”, mà chuyến đi ấy còn là để tìm kiếm cái chất vàng có trong vẻ đẹp thiên nhiên sông núi Tây Bắc. Và đặc biệt là cái chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những con người lao động, vẻ đẹp con người khi chiến đấu với dòng sông hùng vĩ và trữ tình. Chính những giá trị mà nó mang lại, nên “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân xứng đáng là tuyệt bút của một người nghệ sỹ tài hoa.

3. người lái đò sông đà mở bài (mẫu số 3)

Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” là bút ký tiêu biểu thể hiện rõ phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng tám. Ông là một người nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, không quản những gian lao vất vả đi tìm nguồn cảm hứng sáng tác để có được những tác phẩm đậm cảm giác chân thực, sức liên tưởng phong phú, từ đó đem đến cho người đọc người nghe cảm nhận được rõ nét nhất những giá trị ông muốn gửi gắm.

4. Mở bài gián tiếp người lái đò sông đà (mẫu số 4)

Nhắc đến Nguyễn Tuân người ta sẽ nhớ đến ngay một người nghệ sĩ suốt đời luôn trăn trở, tìm tòi về cái đẹp. Ông có những đóng góp to lớn vào thành tựu văn học Việt Nam, trong đó tác phẩm tùy bút xuất sắc nhất của ông là “Người lái đò sông Đà” được rút ra từ tập “Sông Đà” (1960). Tác phẩm là thành quả của chuyến đi thực tế đến miền Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc. Tác phẩm cho ta thấy sự thay đổi trong phong cách sáng tác so với thời kỳ trước cách mạng tháng Tám. Ta thấy một Nguyễn Tuân với diện mạo mới mẻ hơn, luôn khát khao được hòa nhập vào vẻ đẹp thiên nhiên đất nước. Nguyễn Tuân muốn mượn hình tượng con sông Đà hung bạo, dữ dằn mà trữ tình, thơ mộng để ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc và vẻ đẹp mưu trí, tài hoa của người lái đò bình dị. Tuyệt tác này cũng là tác phẩm tiêu biểu thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác và vô cùng độc đáo của Nguyễn Tuân.

5. Mở bài người lái đò sông đà hay nhất (mẫu số 5)

Nguyễn Tuân là nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam và có những đóng góp vô cùng to lớn cho nền văn học nước nhà. Sau cách mạng tháng Tám, những tác phẩm của ông thường viết về cái đẹp của thiên nhiên đất nước, của cuộc sống, của con người, đặc biệt là vẻ đẹp của những con người lao động bình dị mà tài hoa. Và tác phẩm“Người lái đò Sông Đà” là tác phẩm tiêu biếu cho phong cách ấy. Tác phẩm đó là thành quả của chuyến đi thực tế đến vùng Tây Bắc xa xôi của Nguyễn Tuân, qua đó khắc họa lên vẻ đẹp thiên hùng vĩ qua hình tượng con sông Đà và vẻ đẹp lao động của những con người nơi đây qua hình tượng ông lái đò can trường, dũng cảm.

Trên đây là 5 mẫu mở bài phân tích “Người lái đò sông Đà” hay, ấn tượng nhất, hi vọng qua bài viết các bạn có thể lựa chọn cho bài phân tích của mình một cách mở bài thu hút người đọc nhất.

THAM KHẢO:

Tổng quan kiến thức + bài tóm tắt tác phẩm: Tóm tắt bài người lái đò sông đà

Chi tiết các bài soạn văn 12: Tại đây