Các ngành HOT xét tuyển chủ yếu dựa vào kỳ thi đánh giá năng lực – ĐHQG Hà Nội

1617
Các ngành hot xét tuyển chủ yếu dựa vào kỳ thi đánh giá năng lực
Các ngành hot xét tuyển chủ yếu dựa vào kỳ thi đánh giá năng lực
5/5 - (1 bình chọn)

NĂM 2022, CÁC NGÀNH HOT CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI XÉT TUYỂN CHỦ YẾU DỰA VÀO KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

Năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tuyển sinh theo 2 đợt gồm: đợt 1 dựa vào kết quả của kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL), đợt 2 tuyển sinh chung theo lịch của Bộ Giáo Dục dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Theo Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội-GS Lê Quân cho biết  năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tiếp tục đổi mới tuyển sinh, trong đó sẽ đẩy mạnh việc tổ chức thi đánh giá năng lực cho học sinh THPT để làm căn cứ quan trọng trong công tác tuyển sinh.

Quá trình tuyển sinh sẽ được tiến hành theo 2 đợt như sau

Đợt 1 dựa vào kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực và tiêu chí khác để tuyển sinh các ngành đào tạo chất lượng cao, tài năng, ngành năng khiếu, ngành nhiều cạnh tranh, ngành có điểm đầu vào cao, lựa chọn thí sinh giỏi để trao học bổng… Mục tiêu là hướng tới tuyển chọn được những thí sinh có năng lực phù hợp với khung năng lực ngành nghề. Điều kiện được nhập học là thí sinh phải tốt nghiệp THPT.

Đợt 2 tuyển sinh chung theo lịch của Bộ GD-ĐT (với những trường tuyển sinh theo phương thức dựa vào kết quả thi THPT 2022) cho các ngành và chỉ tiêu còn lại.

GS Lê Quân nói: “Bước đổi mới này nhằm mục đích hướng tới tự chủ hoàn toàn về tuyển sinh của các trường đại học và giảm phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Qua đó, tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông hướng theo phát triển năng lực. Đại học Quốc gia Hà Nội cũng hướng tới liên kết tuyển sinh các trường cùng sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực”.

Để phục vụ cho hoạt động đổi mới tuyển sinh này, ĐHQG Hà Nội cũng dự kiến triển khai việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT cho năm 2022 sớm hơn. Theo đó, đợt thi đầu tiên của năm 2022 dự kiến có thể diễn ra từ tháng 2. Từ đó cho đến tháng 8 sẽ có nhiều đợt thi khác. Kỳ thi sẽ được tổ chức khoảng 7- 8 lần trong năm cho khoảng hơn 30.000 thí sinh, nhằm phục vụ cho công tác tuyển sinh trên diện rộng, chứ không phải chỉ tuyển sinh của riêng ĐHQG Hà Nội.

GS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội đánh giá: “kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 của ĐH Quốc gia Hà Nội cho thấy, kỳ thi đã đạt được mục tiêu về chất lượng, quy trình, sự tương đồng, kết quả và cân bằng độ khó – dễ theo khoa học đo lường – khảo thí hiện đại”.

Bài thi có tính phân loại rất cao, đánh giá được năng lực của học sinh theo các nhóm năng lực chuẩn đầu ra theo chương trình giáo dục phổ thông, có tính tương quan thuận với kết quả thi tốt nghiệp nhưng về độ khó, tính phân loại thì cao hơn ở góc độ kiểm tra đánh giá. Điểm trung bình mà thí sinh đạt được là 5,8 theo thang điểm 10.

Đề thi đánh giá năng lực chung gồm có 150 câu hỏi chia làm 3 phần: phần tư duy định lượng có 50 câu hỏi làm trong 75 phút, phần tư duy định tính 50 câu làm trong 60 phút và phần khoa học 50 câu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ trong 60 phút.

Thí sinh làm bài thi trên máy tính, đề thi dưới dạng trắc nghiệm khách quan (có 4 đáp án) và điền đáp án. Tổng thời gian làm bài 195 phút với tổng điểm là 150.

XEM THÊM: