Tóm tắt tác phẩm hồn trương ba da hàng thịt

3620
Tóm tắt tác phẩm hồn trương ba da hàng thịt
Tóm tắt tác phẩm hồn trương ba da hàng thịt
5/5 - (1 bình chọn)

Để giúp các bạn nhanh chóng nắm bắt được những kiến thức trọng tâm của tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ , hoctot.net.vn đã giúp các bạn tổng hợp lại và chia sẻ trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé.

1. Khái quát hồn trương ba da hàng thịt tác giả

1.1. Tiểu sử tác giả

Lưu Quang Vũ (1948-1988) sinh ra trong một gia đình tri thức tại huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc ông ở Đà Nẵng.

Năm 1954 ông sống và học tại Hà Nội.

Từ năm 1954-1970 ông đi bộ đội và hoạt động trong quân chủng phòng không không quân, trong gia đoạn này ông chủ yếu sáng tác thơ. Sau đó ông xuất ngũ và làm nhiều nghề để mưu sinh.

Từ năm 1978 ông làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch.

1.2. Sự nghiệp văn học của tác giả

Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài trên nhiều lĩnh vực : viết thơ, vẽ tranh, soạn nhạc…

Là một nhà viết kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

Năm 2000, ông được nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Những tác phẩm chính: 

+ Lời nói dối cuối cùng

+ Nàng Si-ta

+ Tôi và chúng ta

+ Hồn trương ba da hàng thịt.

+ Hai ngàn ngày oan trái.

+ Tôi và chúng ta…

2. Tổng quan tác phẩm hồn trương ba da hàng thịt lớp 12

2.1. Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm

“Hồn Trương Ba da hàng thịt” là một vở kịch nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ được viết vào năm 1981 và mãi đến năm 1984 mới được công diễn.

Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc cảnh VII – đoạn kết của vở kịch. 

2.2. Bố cục tác phẩm

Trích kịch được chia làm 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến… hãy về với tôi này!): Cuộc đối thoại nảy lửa giữa hồn và xác.

+ Phần 2 (tiếp đến … cái đời sống do mày mang lại! Không cần!): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với người thân trong gia đình.

+ Phần 3 (còn lại): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích và quyết định cuối cùng của Trương Ba.

2.3. Phương thức biểu đạt

  • Tự sự.

2.4. Thể loại:

  • Kịch.

2.5. Hồn trương ba da hàng thịt ý nghĩa nhan đề

Nhan đề là một hình tượng nghệ thuật phản ánh hiện thực của cuộc sống của con người khi rơi vào tình trạng sống giả tạo, bên trong và bên ngoài không hòa hợp ăn khớp với nhau, trong một đằng ngoài một nẻo, con người không được sống là chính mình. Đó cũng là lời cảnh tỉnh con người phải biết làm chủ bản thân, không được để lối sống dung tục tầm thường sai khiến, lấn át đi cái lối sống  thanh cao, trong sạch, hãy sống với cuộc sống mà tâm hồn và thể xác có sự hài hòa thống nhất. 

2.6. Giá trị nội dung tác phẩm

Tác phẩm gửi gắm cho chúng ta một thông điệp ý nghĩa rằng: Được sống là một điều quý giá, nhưng đuộc sống là chính mình, sống với những giá trị vốn có và theo đuổi những điều mình muốn thì càng quý giá hơn. Sự sống chỉ có ý nghĩa khi tâm hồn và thể xác là một thể thống nhất hài hòa với nhau.

Con người phải luôn biết làm chủ bản thân, đấu tranh với những nghịch cảnh,không để những thứ dung tục, tầm thường lấn át đi cái vẻ thanh cao trong sáng của tâm hồn.

Không nên quá chú trọng vào đời sống tâm hồn mà không không lo toan tới thể xác, bỏ qua những nhu cầu vốn là bản năng của thể xác. Chúng ta cần biết dung hòa, cân bằng cả hai thứ ấy.

2.7. Giá trị nghệ thuật bài hồn trương ba da hàng thịt

Tình huống truyện vô cùng độc đáo, khéo léo đẩy căng thẳng lên đến đỉnh điểm rồi giải quyết một cácch thỏa đáng, logic, hợp lý. 

Sử dụng lối đối thoại, độc thoại sắc nét, để bộc lộ bản chất, suy nghĩ nhân vật, đồng thời giúp cho người đọc, người xem suy ngẫm, chiêm nghiệm về những triết lý được gửi gắm trong mỗi câu thoại của các nhân vật.

Có sự kết hợp giữa những vấn đề mang tính thời sự và vấn đề muôn thuở: Đó là lối sống giả tạo, sống không đúng là mình của con người hiện đại, giữa những dục vọng tầm thường với những khát khao cao cả….

3. Tóm tắt tác phẩm hồn trương ba da hàng thịt

3.1. Tóm tắt tác phẩm hồn trương ba da hàng thịt (mẫu số 1)

Lưu Quang Vũ một nghệ sĩ đa tài, một nhà soạn kịch tài ba, vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một vở kịch xuất sắc nhất của ông, được công diễn ở nhiều nơi. Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc đoạn kết của vở kịch. 

Vở kịch kể về một người làm vườn gần 60 tuổi tên Trương Ba, ông là một người tốt bụng, nhân hậu, thanh cao và có tài chơi cờ, ông thường xuyên chơi cờ với Đế Thích. Do sự tắc trách của quan trên thiên đình mà Trương Ba bị chết oan, vì muốn sửa chữa sai lầm nên Nam Tào và Đế Thích cho ông được sống lại, nhưng lại sống nhờ vào một thân xác của anh hàng thịt vừa mới chết ở nhà bên. Từ đó, hồn Trương Ba trú ngụ trong xác anh hàng thịt, xác anh hàng thịt thì chứa hồn Trương Ba, mọi chuyện rắc rối cũng bắt nguồn từ đây. Vì sống trong thân xác anh hàng thịt nên vợ con của anh hàng thịt đến đòi cha, đòi chồng và Trương Ba trong xác anh hàng thịt cũng trở lên cục cằn, thô lỗ. Bản thân hồn Trương Ba bị xác anh hàng thịt chi phối, sai khiến làm những thứ dung tục tầm thường mà trước kia ông chưa từng làm. 

Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt đã có những cuộc cãi nhau nảy lửa vì ông không thể chấp nhận sự chi phối, lấn át của anh hàng thịt, ông khinh thường cái thân xác thô kệch ấy. Tưởng chừng bi kịch chỉ dừng lại ở đó, nhưng không, bi kịch đau đớn hơn của hồn Trương Ba đó là dù ông sống nhưng những người thân của ông không còn gần gũi, kính trọng ông nữa. Vợ thì muốn bỏ đi, cháu gái thì ghét bỏ xua đuổi, con dâu thì cũng không chấp nhận ông nữa. Mọi thứ như sụp đổ, ông đau khổ với cuộc sống không còn là chính mình. Ông gọi Đế Thích xuống, nói ra nỗi khổ tâm của mình khi phải sống nhờ vào thân xác của kẻ khác, ông muốn được giải thoát cuộc sống trong một đằng ngoài một nẻo này, ông muốn chết để được thảnh thơi tâm hồn, nhưng Đế Thích lại khuyên can và ngỏ ý cho ông sống trong thân xác của cu Tị-bạn của cháu gái ông vừa qua đời. Nhưng Trương Ba lại xin Đế Thích trả lại thân xác cho anh hàng thịt, ban lại sự sống cho cu Tị, còn ông lựa chọn cái chết. Cuối cùng Đế Thích cũng chấp nhận, hồn ông gặp lại vợ con một lần nữa rồi qua đời.

Qua đoạn trích, tác giả muốn nhắn nhủ tới mọi người rằng, chẳng có gì đáng quý hơn khi được sống một cuộc sống là chính mình, được làm những gì mình thicha, theo đuổi những thứ mình đam mê. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi tâm hồn và thể xác là một thể thống nhất. 

3.2. Tóm tắt tác phẩm hồn trương ba da hàng thịt (mẫu số 2)

Vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lư Quang Vũ được viết vào năm 1981 và công diễn vào năm 1984. Đoạn trích nói về cuộc sống nhờ của hồn Trương Ba trong thân xác của anh hàng thịt. Trương Ba vốn là một làm vườn tốt bụng, nhân hậu, yêu thương vợ con lại rất giởi chơi cơ. Do sự tắc trách của quan thiên đình dẫn đến cái chết oan uổng của ông. Để bù đắp lại lỗi lầm, Đế Thích-một vị quan trên thiên đình cũng là bạn cờ của Trương Ba cho ông một lần nữa sống lại nhưng sống nhờ vào thân xác anh hàng thịt mới chết. Từ đây mọi bi kịch được đẩy lên cao trào. Đầu tiên là cuộc đối thoại nảy lửa giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt. Hồn Trương Ba thì luôn cho rằng mình là một người thanh cao trong sạch khinh thường thân xác thô kệch tầm thường của anh hàng thịt. Nhưng trong cuộc đối thoại, với những lí lẽ của anh hàng thịt nhiều lần khiến hồn Trương Ba đuối lí. Cuộc đối thoại chẳng có hồi kết, cuối cùng hồn Trương Ba vẫn phải nhập vào xác anh hàng thịt. Bi kịch tiếp theo lại đến với hồn Trương Ba, dù được sống nhưng người thân trong gia đình ông cũng không nhận ra ông nữa, họ ghét bỏ xua đuổi ông. Đây mới là bi kịch đau đớn nhất của ông, ông như sụp đổ hoàn toàn. Cuối cùng, hồn Trương Ba mời Đế Thích xuống xin được chết để giải thoát, ông không muốn sống  cuộc sống không phải là mình nữa. Đế Thích ngỏ ý muốn cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị vừa mới chết nhưng Trương Ba không đồng ý và xin trả lại thân xác cho anh hàng thịt, ban lại sự sống cho cu Tị. Qua tác phẩm, Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm cho mọi người một thông điệp đó là con người phải luôn sống là chính mình, luôn làm chủ bản thân, không ngừng đấu tranh với cái ác, những thứ dung tục để giữ đúng vẻ thanh cao trong sạch của tâm hồn.

3.3. Tóm tắt truyện hồn trương ba da hàng thịt (mẫu số 3)

Vở kịch kể về người nông dân tên Trương Ba, gần 60 tuổi – tốt bụng, nhân hậu đặc biệt rất cao cờ nhưng ông đã bị chết oan do sự tắc trách của Nam Tào trên thiên Đình. Để sửa sai, Đế Thích-quan trên thiên đình và là bạn cờ của Trương Ba cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết  để được sống lại.

Sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều rắc rối. Đầu tiên vợ con của anh hàng thịt đến đòi chồng, đòi cha rồi người thân của Trương Ba cũng không còn nhận ra ông nữa bởi ông không còn là Trương Ba ngày trước nữa. Hồn Trương Ba bị những thói xấu dung tục của anh hàng thịt làm tha hóa bản chất thanh cao trong sạch của ông. Không chịu được cảnh vợ con xa lánh ghét bỏ mình Trương Ba xin Đế Thích cho ông được chết để giải thoát khỏi cuộc sống trong một đằng ngoài một nẻo này. Đế Thích nghe thấy thế thì khuyên can và ngỏ ý muốn giúp ông sống vào thân xác cu Tị-bạn của cháu gái vừa mới qua đời, nhưng Trương Ba không muốn lặp lại nghịch cảnh này nên ông chấp chận cái chết và trả lại sự sống cho cu Tị.

3.4. Tóm tắt văn bản hồn trương ba da hàng thịt (mẫu số 4)

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ, vở kịch xoay quanh một tình huống kịch khá đặc biệt: Trương Ba một người làm vườn chất phác, hiền lành thương vợ, yêu con, quý cháu và rất giỏi đánh cờ nhưng lại chết đột ngột do sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu trên thiên đình. Đế Thích – một ông Tiên hay xuống chơi cờ với Trương Ba đã hóa phép ban lại sự sống cho ông nhưng là để hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt nhà bên vừa mới chết.

Sống nhờ trong thân xác của anh thịt khiến Trương  Ba gặp nhiều rắc rối, phiền toái. Đầu tiên là vợ con anh hàng thit đến đòi chồng, đòi cha, rồi còn bị cái thân xác tho kệch, dung tục chi phối, sai khiến ông làm những thứ ông chưa từng làm khiến tâm hồn thanh cao của ông bị tha hóa, bị nhuốm bẩn. Điều này khiến ông không còn là Trương Ba thanh cao, trong sạch trước kia nữa, cũng chính vì vậy ông bị gia đình người thân xa lánh ghét bỏ. Đau khổ tột cùng. Cuối cùng Trương Ba mời Đế Thích xuống nói ra những nỗi khổ tâm của mình khi phải sông nhờ vào người khác, ông xin được chết để giải thoát. Đế Thích muốn giúp ông sống trong thân xác cu Tị vừa qua đời nhưng ông vẫn kiên quyết xin cái chết trả ljai sự sống cho cu Tị. 

3.5. Tom tat hồn trương ba da hàng thịt (mẫu số 5)

Lưu Quang Vũ đã sáng tác vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” với một tình huống kịch vô cùng độc đáo. Đó là cuộc sống gửi của một người đã chết vào một thân xác của người khác. Trương Ba gần 60 tuổi là một người làm vườn tốt bụng, chất phác, yêu thương gia đình. Nhưng do sự tắc trách của Nam Tào và Bắc Đẩu nên ông bị chết nhầm. Đế Thích-một ông Tiên rất quý trọng Trương Ba nên đã cho ông sống lại trong thân xác của anh hàng thịt.

Khi sống trong thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất rắc rối. Tâm hồn thanh cao, trong sạch của ông bị chi phối, tha hóa bởi những ham muốn dung tục tầm thường của xác anh hàng thịt, khiến ông không còn là Trương Ba trước kia nữa. Sự thay đổi ấy khiến người thân trong gia đình, vợ, con, cháu gái, con dâu đều xa lánh, ghét bỏ, xua đuổi ông. Qúa đau lòng, ông mời Đế Thích xuống nói lên những nỗi khổ của mình và xin cái chết để được giải thoát. Đế Thích hết lời khuyên can và nói sẽ cho ông sống trong xác của cu Tị vừa mới chết. Nhưng không muốn nghịch cảnh xảy ra lần nữa, ông xin Đế Thích ban lại sự sống cho cu Tị còn ông chấp nhận cái chết.

Trên đây là toàn bộ kiến thức, nội dung của tác phẩm “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ, mong rằng bài viết sẽ giúp các bạn trong việc học, ôn tập môn ngữ văn dễ dàng hơn. Các bạn có thể tham khảo thêm các tác phẩm khác trên Website hoctot.net.vn. Chúc các bạn học tốt.

XEM THÊM:

5 bài văn mẫu: Kết bài hay cho hồn trương ba da hàng thịt

Bài chi tiết: Phân tích hồn trương ba da hàng thịt

Bài chi tiết soạn văn lớp 12: Tại đây

Bạn đang xem bài viết ” Tóm tắt tác phẩm hồn trương ba da hàng thịt”