ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022 MÔN SINH

6730
Hướng dẫn ôn thi THPT Quốc Gia môn sinh 2022
Hướng dẫn ôn thi THPT Quốc Gia môn sinh 2022
5/5 - (2 bình chọn)

Kỳ thi THPT quốc gia là một kỳ thi bao trùm một khối lượng kiến thức rất lớn, vì vây hãy lên kế hoạch cho việc ôn thi thật sớm để có được sự chuẩn bị tốt nhất. Sinh học- một trong những môn học trong tổ hợp khối B, đây là môn học quan trọng đặc biệt với các bạn đang có mong muốn nguyện vọng tuyển sinh vào các trường Y, dược. Dưới đây là một kế hoạch ôn thi hoàn hảo cho môn Sinh học để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

1. Các giai đoạn ôn thi THPT Quốc Gia môn Sinh

Để việc ôn thi đạt hiệu quả cao, không những phải có phương pháp học hiệu quả, mà còn cần vạch ra cho mình một lộ trình ôn tập cụ thể rõ ràng theo từng giai đoạn. Đây là 3 giai đoạn ôn thi mà các bạn phải chú ý.

Giai đoạn 1 – tìm kiếm kiến thức mới(nên bắt đầu từ đầu năm học tới trước Tết âm lịch): giai đoạn này các bạn hãy học các kiến thức mới ở trên lớp song song với đó là làm bài tập theo các chuyên đề mình đang học, học đến đâu chắc đến đó. Tuy nhiên ở thời điểm này các bạn vẫn còn có những môn học khác nữa, vì vậy không nên quá tập trung vào môn Sinh.

Giai đoạn 2 – củng cố kiến thức thông qua việc làm đề(bắt đầu từ tháng 2 cho đến tháng 4): làm đề thi để nắm bắt cấu trúc, rèn kỹ năng làm bài và điều này cũng giúp bạn củng cố lại kiến thức đã học. Ở giai đoạn này khi làm đề các bạn không cần chú trọng vào thời gian làm bài mà hãy quan tâm đến phần kiến thức có trong đề trước.

Giai đoạn 3 – hệ thống kiến thức kết hợp với luyện đề thần tốc(thời gian còn lại cho tới lúc gần thi): đây là giai đoạn nước rút , lúc này hãy tập trung hệ thống lại toàn bộ kiến thức kết hợp với việc luyện đề cấp tốc, hãy cố gắng làm 3 đề/ ngày. Hãy bấm thời gian đúng như quy định khi làm đề, để biết cách phân bố thời gian và kiểm tra tốc độ làm bài của mình..

2. Lộ trình ôn thi môn Sinh học theo từng mục tiêu

Mục tiêu đạt 5-6 điểm: Với mục tiêu này, bạn hãy học hết kiến thức phần Tiến hóa.

      • Với chương 1: Nắm nội dung chính của học thuyết Đacuyn (phần quan điểm của Darwin về chọn lọc và hình thành loài nên chú trọng hơn) và học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại bao gồm nội dung: đơn vị tiến hóa cơ sở, nguồn biến dị di truyền của quần thể, các nhân tố tiến hóa, các cấp độ tiến hóa và quá trình hình thành quần thể thích nghi.
      • Với chương 2 : Hiểu tổng quan về các giai đoạn trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất (hãy chú trọng về kết quả của từng giai đoạn tiến hóa), nắm được quá trình hình thành loài người Homo sapiens…

Mục tiêu đạt 7-8 điểm: các câu hỏi sẽ tập trung ở phần Sinh thái học, vì vậy hãy ôn tập kỹ phần này. Hiểu được khái niệm, đặc điểm chính, các nét đặc trưng cơ bản về nội dung kiến thức có trong các chương Cá thể và quần thể, chương quần xã sinh vật, chương hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường.

Mục tiêu 9-10 điểm:

      • Đối với phần lý thuyết: tự khái quát kiến thức sau khi đã học, kết hợp với đó là làm các bài tập dạng trắc nghiệm để kiểm tra và củng cố lại kiến thức một lần nữa.
      • Đối với phần bài tập: Nắm được phương pháp giải của từng dạng bài. Các công thức trong môn sinh đều được suy luận từ lý thuyết nên các bạn cần học cách suy luận ra công thức đó, như vậy sẽ hiểu được bản chất của vấn đề và sẽ không bị quên. Tự làm thêm bài tập ở nhà, luyện đề thi, làm các câu hỏi khó, bài tập nâng cao như thế sẽ có thể chinh phục được các câu hỏi 9,10 điểm trong đề.

3. Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Sinh năm 2022

Cấu trúc đề thi môn Sinh năm 2022 dự kiến sẽ không thay đổi nhiều so với năm 2021. Do đó hãy tham khảo cấu trúc đề thi môn Sinh năm 2021 nhé:

Tổng quan cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia môn Sinh học

4. Kiến thức trọng tâm xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia môn Sinh

4.1. Ôn tập kiến thức phần lý thuyết

1.1. Phần di truyền học: Đây là nội dung quan trọng trong chương trình học cũng chính là phần chiếm nhiều câu hỏi trong đề thi. Vì vậy tuyệt đối không được bỏ qua chuyên đề này.Các nội dung kiến thức cần học là:

  • Cơ sở vật chất, cơ chế di truyền.
  • Biến dị cấp phân tử.
  • Di truyền học quần thể, các quy luật di truyền.
  • Ứng dụng di truyền và di truyền học người.
  • Học thật kỹ các kiến thức liên quan đến cơ chế di truyền cấp tế bào, cơ sở vật chất và cơ chế biến dị cấp tế bào.

1.2. Phần Tiến hóa Nắm vững các nội dung:

  • Cơ chế tiến hóa.
  • Bằng chứng tiến hóa.
  • Sự phát sinh phát triển sự sống trên Trái đất.

1.3. Phần Sinh thái: Cần ôn tập các nội dung như: quần thể/xã sinh vật, cơ thể và môi trường, hệ sinh thái.

1.4. Phần Hệ sinh thái Cần nắm vững nội dung cơ bản gồm cấu trúc tế bào, giới thiệu chung về thế giới sống, chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào, thành phần hóa học của tế bào…

1.5. Phần Sinh học cơ thể:

  • Đầu tiên cần phải nắm được các kiến thức về sinh học vi sinh vật.
  • Đối với phần sinh lý thực vật thì cần nắm những nội dung cơ bản như: chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật, những nội dung liên quan đến sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở thực vật, cảm ứng ở thực vật.
  • Ôn tập kỹ nội dung về vấn đề sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở động vật.

4.2. Ôn tập phần bài tập

Chủ yếu sẽ rơi vào các phần như di truyền quần thể,  đột biến, liên kết gen – tương tác gen – hoán vị gen, quy luật Menden…

5. Phương pháp ôn thi môn Sinh hiệu quả

5.1. Đối với học sinh đại trà (học lực trung bình trở lên)

  • Ôn tập kiến thức có trong SGK: Vì nội dung thi đa phần là được lấy từ đây mà ra, do đó cần ôn tập thật kỹ.
  • Tự làm đề cương: Việc này vừa giúp bạn hệ thống lại toàn bộ kiến thức, vừa kiểm tra xem mình thiếu chỗ nào. Học theo đề cương vừa có tính khoa học mà vừa dễ nhớ giúp tiết kiệm được thời gian ôn tập.
  • Lập thời gian biểu: Chúng ta thường nghĩ rằng phải học càng nhiều giờ càng tốt, học sáng, học chiều và cả đêm đến tận 23 giờ, tuy nhiên là cách học hoàn toàn sai lầm và không khoa học. Hãy sắp xếp và lập một thời gian biểu hợp lý tránh học quá nhiều giờ trong ngày, vì như thế sẽ không tiếp nhận kiến thức một cách hiệu quả.
  • Lựa chọn không gian ôn thi thật yên tĩnh, nơi có nhiều ánh sáng để cho việc học tập đạt hiệu suất tốt nhất.

5.2. Đối với học sinh mất gốc môn Sinh

  • Hãy nghiêm túc hơn trong học tập: Khi đã nhận thức được việc mình bị mất gốc, điều đầu tiên bạn cần làm là phải thay đổi ngay cách học và ôn luyện, hay nghiêm túc hơn và có tinh thần tự giác trong học tập.
  • Không bỏ lỡ bất kỳ một bài học nào: Vì kiến thức có tính logic với nhau nên nếu bạn bỏ lỡ bài học nào thì sẽ rất khó để tiếp thu những kiến thức tiếp theo.
  • Có kế hoạch học và ôn luyện từ sớm: Khi bạn đã mất gốc rồi thì đừng đợi nước tới chân mới nhảy, mà hãy lên lịch học tập và kế hoạch ôn thi thật sớm để có thể chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi nhé.
  • Làm nhiều bài tập và tích cực luyện đề trong thời gian nước rút vừa bổ sung kiến thức vừa rèn luyện kỹ năng làm bài.

6. Tổng hợp bộ đề thi sinh THPT Quốc Gia các năm

Ngoài việc ôn lý thuyết, các dạng bài tập, công thức thì làm quen với các dạng đề thi là điều rất quan trọng. Thông qua quá trình làm đề thi các bạn sẽ có cái nhìn trực quan nhất về cấu trúc đề thi, từ đó tối ưu được thời gian làm bài thi. Hoctot.net.vn hiện tổng hợp rất nhiều tài liệu ôn thi như:

  • Đề sinh thpt quốc gia 2021
  • Đáp án sinh thpt quốc gia 2021
  • Đề sinh thpt quốc gia 2020
  • Đáp án đề thi thpt quốc gia 2020 môn sinh
  • Ma trận đề thi thpt quốc gia môn sinh 2021
  • Lý thuyết sinh học thi thpt quốc gia 2022
  • Đề thi thử thpt quốc gia 2021 môn sinh
  • Đề cương ôn thi thpt quốc gia môn sinh 2022
  • Công thức sinh học 12 ôn thi thpt quốc gia 2022

TẠI ĐÂY 

Có được một lộ trình ôn thi cụ thể, định hướng rõ ràng thì việc ôn thi chắc chắn sẽ có hiệu quả, từ đó sẽ ổn định về mặt tâm lý và các bạn có thể tự tin chinh phục mọi kỳ thi.

XEM THÊM:

Công cụ tính điểm tốt nghiệp thpt

Hướng dẫn: ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN HÓA 2022