Tổng quát nội dung có trong bài viết
Tham khảo thêm: Soạn bài Sóng
1. Tổng quan về nhà thơ Xuân Quỳnh
1.1. Tiểu sử tác giả
- Xuân Quỳnh sinh năm 1942, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ra tại làng An Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội.
- Bà xuất thân từ một gia đình công chức, là một nhà thơ bất hạnh sớm đã mồ côi mẹ và sống với bà nội. Vì vậy, Xuân Quỳnh luôn khao khát có được hạnh phúc giản dị bình thường, có tình yêu và một mái ấm gia đình.
- Xuân Quỳnh từng là một diễn viên múa trong Đoàn văn công nhân dân Trung ương và còn đảm nhiệm nhiều vai trò trong hoạt động văn nghệ: biên tập viên báo văn nghệ hay làm Uỷ viên Ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam khóa III…
1.2. Sự nghiệp văn học tác giả
Xuân Quỳnh là một trong những nữ thi sĩ xuất sắc nhất của nền văn học, bà còn được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam.
Năm 2001, Xuân Quỳnh vinh dự được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Phong cách nghệ thuật: thơ của Xuân Quỳnh như khúc ca nói lên tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ với nhiều trắc ẩn, vừa mang nét hồn nhiên, tươi tắn lại vừa chân thành, đằm thắm, luôn khát vọng những tình cảm, những hạnh phúc giản dị đời thường.
Những tác phẩm chính:
-
-
- Tơ tằm – Chồi biếc (in chung)
- Hoa dọc chiến hào
- Gió Lào cát trắng
- Lời ru trên mặt đất
- Tự hát
- Hoa cỏ may
- Bầu trời trong quả trứng
- Truyện thơ Truyện Lưu Nguyễn…
-
2. Tổng quan nội dung bài thơ sóng của xuân quỳnh
2.1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ
- “Sóng” được viết vào năm 1967, lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền tỉnh Thái Bình, đây là một bài thơ đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh viết về đề tài tình yêu.
- Bài thơ “Sóng” được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào năm 1968.
2.2. Bố cục của bài thơ
Bài thơ được chia làm 4 phần:
- Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Qua bản chất, quy luật của sóng để nhận thức về tình yêu.
- Phần 2 (2 khổ thơ tiếp): Suy nghĩ, trăn trở về ngọn nguồn của song và cội nguồn của tình yêu.
- Phần 3 (3 khổ thơ tiếp): Thể hiện nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ khi yêu.
- Phần 4 (còn lại): Khát vọng về một tình yêu trường tồn, vĩnh cửu, bất diệt.
2.3. Phương thức biểu đạt của tác phẩm:
- Biểu đạt.
2.4. Thể thơ:
- 5 chữ.
2.5. Ý nghĩa nhan đề
- “Sóng” là hình tượng trung tâm của toàn bộ bài thơ, mang tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm.
- Hai hình tượng “Sóng” và “em” hòa quyện vào nhau, tuy hai mà một, có lúc thì tách đôi ra để soi chiếu cho nhau, có lúc lại hòa vào nhau khiến ta không nhận ra đâu là “em” đâu là “sóng” để tạo ra sự cộng hưởng.
- Nhà thơ mượn hình ảnh “sóng” để thể hiện những cung bậc cảm xúc của trái tim người con gái đang yêu với những bản tính vốn có.
2.6. Giá trị nội dung bài thơ sóng của xuân quỳnh
Qua hình tượng song, bài thơ nói lên sự cảm nhận về tình yêu với tất cả những sắc thái, cung bậc cảm xúc (từ nỗi nhớ, sự thủy chung, trắc trở) và cả khát vọng về một tình yêu vĩnh cửu bất diệt của một tâm hồn phụ nữ luôn chân thành, khát khao có được hạnh phúc.
2.7. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp linh hoạt, nhịp nhàng gợi lên ẩm hưởng của những con sóng.
- Giọng thơ thiết tha, sâu lắng giàu cảm xúc; ngôn ngữ tinh tế, gần gũi, trong sáng.
- Sử dụng đa dạng, phong phú các biện pháp tu từ, hình ảnh mang tính biểu tượng…
Trên đây là những tóm tắt sơ lược kiến thức về tác phẩm “Sóng”, mong rằng nó sẽ hữu ích cho các bạn trong việc tìm hiểu và cảm nhận tác phẩm.
Tham khảo
Chi tiết: Bài phân tích chi tiết tác phẩm Sóng
Văn mẫu: Kết bài phân tích bài thơ sóng của xuân quỳnh
Tổng quan bài phân tích các tác phẩm ngữ văn lớp 12: Tại đây