Tóm tắt chi tiết những đứa con trong gia đình

1702
Tóm tắt chi tiết những đứa con trong gia đình
Tóm tắt chi tiết những đứa con trong gia đình
5/5 - (1 bình chọn)

Bài tóm tắt chi tiết kiến thức tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi mà hoctot.net.vn đã tổng hợp và chia sẻ cho các bạn trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Hãy cùng tham khảo nhé.

1. Khái quát về tác giả Nguyễn Thi

1.1. Tiểu sử về tác giả

Nguyễn Thi sinh năm 1928, tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca, sinh ra tại miền quê nghèo ở Hải Hậu, Nam Định. Cha mất sớm, mẹ đi bước nữa, Nguyễn Thi sống nhờ vào họ hàng, tuổi thơ đầy tủi nhục, cơ cực.

Năm 1943, ông vào Sài Gòn vừa làm vừa học.

Năm 1945, ông tham gia hoạt động cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ông vừa tham gia chiến đấu vừa hoạt động nghệ thuật.

Năm 1954, ông về Bắc sau đó năm 1962 ông tình nguyện trở lại Nam, công tác tại Cục chính trị quân giải phóng Miền nam, ông là moojt trong những người sáng lập ra tạp chí Văn nghệ quân giải phóng.

1.2. Sự nghiệp văn học của tác giả

Sáng tác của Nguyễn Thi ở nhiều thể loại: truyện ngắn, bút ký, tiểu thuyết…

Ông còn được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ.

Sáng tác của ông thường viết về những con người nông dân vừa bộ trực, chân chất, hiền lành  vừa có lòng căm thù giặc sâu sắc, sẵn sàng hi sinh thân mình bảo vệ Tổ Quốc.

Văn của Nguyễn Thi giàu chất hiện thực, ngôn ngữ phong phú mang đậm chất người dân Nam Bộ.

Những tác phẩm chính: Trăng sáng (1960), Đôi bạn (1962), Những đứa con trong gia đình…

2. Tổng quan về tác phẩm những đứa con trong gia đình

2.1. Những đứa con trong gia đình sáng tác năm nào

“Những đứa con trong gia đình” được viết vào năm 1966, đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt nhất.

2.2. Bố cục truyện những đứa con trong gia đình

Tác phẩm được chia làm 2 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến …bắt đầu xung phong): Việt bị thương nặng khi tác chiến, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Lần thứ tư tỉnh dậy, Việt nghe âm thanh của quân ta và chờ đồng đội đến cứu.

+ Phần 2 (còn lại): Việt nhớ lại những kỷ niệm trước kia của hai chị em.

2.3. Giá trị nội dung những đứa con trong gia đình

Tác phẩm nói về những người con trong một gia đình có truyền thống yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc và thủy chung son sắt với quê hương cách mạng ở vùng Nam Bộ. Chính sự gắn bó khăng khít sâu nặng giữa tình yêu gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống của cả dân tộc ấy đã tạo lên sức mạnh tinh thần to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của con người Việt Nam.

2.4. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Xây dựng tình huống truyện mới mẻ, độc đáo; nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo.

Nghệ thuật kể chuyện độc đáo (kể chuyện qua dòng hồi tưởng của nhân vật) làm bộc lộ tính cách của nhân vật và tác phẩm đậm chất trữ tình.

Ngôn ngữ phong phú, giản dị, giàu tính gợi hình và đậm chất Nam Bộ.

3. Tóm tắt chi tiết những đứa con trong gia đình

3.1. Tóm tắt văn bản những đứa con trong gia đình (mẫu số 1)

Truyện “Những đứa con trong gia đình” kể về Chiến, Việt, hai chị em trong một gia đình có nhiều mất mát, đau thương do chiến tranh để lại: cha bị Pháp chặt đầu, mẹ cũng chết dưới đại bác Mĩ. Khi trưởng thành, hai chị em Chiến, Việt đều giành nhau tòng quân. Nhờ sự đồng ý của chú Năm-người thân lớn tuổi duy nhất của hai chị em mà cả hai đều được nhập ngũ và ra trận.

Trong một trận chiến ác liệt ở một khu rừng cao su, Việt bắn hạ được một xe bọc thép của Mĩ nhưng anh cũng bị thương nặng và bị lạc đồng đội. Một mình nằm lại chiến trường, Việt ngất đi, tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, Việt lại nhớ về những kỷ niệm trong quá khứ về người mẹ thân yêu, về chị Chiến….

Đoạn trích trong sách giáo khoa là lần tỉnh lại thứ tư của Việt. Tuy bị thương rất nặng đến nỗi mắt không nhìn thấy gì, tay chân thì đau buốt, tê cứng nhưng anh luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu nếu kẻ địch đến và khi thấy tiếng súng của quân ta thì cố gắng lê thân mình từng tí một lê về phía mà anh coi là sự sống.

Việt bắt đầu nhớ lại ngày cả hai chị em đều háo hức tòng quân, nhưng chị Chiến không cho Việt đi vì cho rằng anh chưa đủ 18 tuổi. Đến đêm ghi tên, Việt nhanh chóng ghi tên mình trước và nhờ sự đồng ý của chú Năm nên cả hai đều được tòng quân. Đêm trước khi đi, chị Chiến bàn bạc với Việt sắp xếp mọi việc trong nhà, Việt cũng nghe theo mọi sự sắp đặt của chị Chiến. 

Như đã sắp xếp, sáng hôm sau hai chị em khiêng bàn thờ của má sang gửi nhà chú Năm. 

Sau ba ngày đêm nằm tại chiến trường, đồng đội đã tìm thấy Việt sau đó đưa anh về điều trị tại một bệnh viện dã chiến; sức khoẻ anh cũng hồi phục dần. Anh Tánh kêu Viết viết thư khoe với chị Chiến về chiến công của mình nhưng Việt cảm thấy chiến công của mình chưa là gì so với những thành tích của chị Chiến.

3.2. Tóm tắt truyện những đứa con trong gia đình (mẫu số 2) 

“Những đứa con trong gia đình” kể về hai chị em Chiến và Việt là những người con trong một gia đình có truyền thống yêu nước, căm thù giặc sâu sắc ở Nam Bộ. Họ sinh ra đã trở thành nạn nhân của chiến tranh khi cha bị giặc bắn từ hồi hai chị em còn nhỏ, mẹ cũng chết dưới đại bác của Mỹ. Chị em Chiến, Việt đều nhờ chú Năm nuôi nâng, dạy dỗ. Khi trưởng thành, hai chị em đều ý thức được việc đi theo cách mạng, chiến đấu trả thù cho cha mẹ, cho dân tộc. Vì thế hai chị em đã xin đi tòng quân, nhưng chị Chiến không cho Việt đi vì chua đủ 18 tuổi. Nhưng dưới sự ủng hộ, đồng tình của chú Năm hai chị em đã ghi tên thành công.

Trong một lần tham gia chiến đấu, Việt bắn được một chiếc xe bọc thép của Mỹ nhưng cũng bị thương nặng còn bị lạc đồng đội nằm một mình ở chiến trường. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần, mỗi lần tỉnh lại là một lần nhớ về những kỷ niệm trong quá khứ về những người thân trong gia đình, lần thứ tư tỉnh lại anh hồi tưởng lại những ngày sau khi mẹ mất, ngày mà hai chị em đăng kí tòng quân. Đoạn trích trong sách giáo khao chính là đoạn hồi tưởng của Việt trong lần thứ tư tỉnh dậy này.

Anh nhớ lại đêm trước khi đi tòng quân, hai chị em sắp xếp mọi việc trong nhà, Việt răm rắp nghe theo lời chị và anh thấy chị giống má vô cùng. Như sắp xếp, sáng hôm sau hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm.

Sau ba ngày đêm nằm tại chiến trường, đồng đội tìm thấy Việt và đưa anh về điều trị tạ bệnh viện dã chiến. Khi sức khỏe đã dần hồi phục anh Tánh giục Việt viết thư khoe chiến tích của mình với chị Chiến, nhưng anh cảm thấy những điều đó chưa là gì so với thành tích của chị và mong ước của má bấy lâu.

3.3. Tóm tắt tác phẩm những đứa con trong gia đình (mẫu số 3)

Đoạn trích “Những đứa con trong gia đình” là đoạn hồi tưởng về những người thân yêu tỏng gia đình của người lính trẻ tên Việt sau khi bị thương trong một trận chiến bị lạc đồng đội nên nằm tại chiến trường và ngất đi tỉnh lại nhiều lần, đoạn trích thuộc lần hồi tưởng khi tỉnh dậy lần thứ 4.

Hai chị em Việt-Chiến sinh ra trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước và có mối thù sâu đậm với với giặc Mĩ, bởi từ khi còn nhỏ ba của hai chị em đã bị chặt đầu, còn má cũng mới hi sin dưới đại bác của địch. Hia chị em được chú Năm nuôi lớn. Chính vì mối căm thù ấy nên hai chị em luôn có ý thức được việc đi chiến đâu để trả thù cho ba má, cho đất nước. Trưởng thành, hai chị em đều giành đăng ký đi tòng quân, nhưng chị Chiến không cho Việt đi vì anh chưa đủ tuổi. Nhưng được sự đồng ý của chú Năm nên cả hai đều được tòng quân. Trước khi đi, hai chị em sắp xếp ổn thỏa mọi việc trong nhà, Việt răm rắp nghe theo sự sắp xếp của chị. Sáng hôm sau hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm để yên tâm lên đường đi chống giặc. Khi thấy sự sắp xếp chu toàn của hai chị em, chú Năm thấy tự hào về các cháu, chú nói chú sẽ giao cuốn sổ gia đình-cuốn sổ mà chú đã ghi lại tất cả những chiến công của gia đình cho hai chị em giữ, nhưng tạm thời chú sẽ giữ nó khi hai chị em đi chiến đấu. Ba ngày sau đồng đội tìm thấy Việt, nhưng Việt vẫn đang trong tư thế chiến đấu, ngón tay của Việt vẫn đặt ở cò sung và đạn đã lên nòng. Họ đưa Việt về điều trị tại bệnh viện dã chiến. Sau khi sức khỏe hồi phục Việt rất nhớ chị Chiến cũng muốn viết thư để kể chiến công cho chị nhưng lại cảm thấy điều đó còn nhỏ bé so với thành tích của chị và mong ước của má.

3.4. Tóm tắt những đứa con trong gia đình (mẫu số 4)

Truyện kể về hai chị em Chiến-Việt được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng và có mối thù sâu đậm với đế quốc Mĩ bởi cả ông nội, ba má đều bị chết dưới tay kẻ thù. Chính mối thù ấy đã thôi thúc hai chị em khát khao chiến đấu để trả thù nhà, trả nợ nước. Trong một lần chiến đấu, Việt bị thương nặng và bị lạc đồng đội nằm một mình tại chiến trường. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần, mỗi lần tỉnh lại anh lại hồi tưởng những ký ức về những người thân trong gia đình. Đoạn trích trong sách giáo khoa là lần hồi tưởng thứ tư. Anh nhớ lại những ngày má mới mất, ngày hai chị em đi ghi tên tòng quân chị Chiến không cho Việt đi phải nhờ tới chú Năm phân giải, nhớ tới những câu nói và sự sắp xếp mọi việc trong nhà của chị Chiến giống má vô cùng, rồi tới việc hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm trước khi lên đường chiến đấu. trong lúc miên man, Việt nghe thấy tiếng súng của quân ta, anh cố lết thân mình từng tí một, tay vẫn cầm chắc cò súng sẵn sang bắn chết thằng địch nào tới gần.  Sau ba ngày, đồng đội tìm được Việt và đưa anh về điều trị tại bệnh viện dã chiến. Sau khi khỏe lại, Việt nhớ chị Chiến, anh Tánh giục Việt viết thư kể chiến công cho chị Chiến nhưng anh không biết thế nào và cũng cảm thấy điều đó không có gì lớn lao cả.

3.5. Tóm tắt chi tiết những đứa con trong gia đình (mẫu số 5)

Hai chị em Chiến – Việt có mối thù sâu nặng với đế quốc Mĩ nên cả hai đã giành nhau đi tòng quân. Chị Chiến không cho Việt đi vì anh chưa đủ tuổi, nhưng có sự đồng ý của chú Năm nên hai chị em đều được đi chiến đấu. Trong một lần Việt chiến đấu, bắn được xe bọc thép của địch nhưng anh cũng bị thương rất nặng và bị lạc đồng đội một nằm lại chiến trường. Anh ngất đi tỉnh lại nhiều lần trước khi được đồng đội cứu và đưa về điều trị. Mỗi lần tỉnh lại, Việt lại hồi tưởng lại những ký ức về người thân yêu trong gia đình. Lần tỉnh thứ tư, Việt miên man nhớ lại cảnh hai chị em đi ghi tên tòng quân. Đêm trước khi lên đường, hai chị em sắp xếp mọi việc từ nhà cửa, ruộng nương, thằng Út rồi bàn thờ má. Mọi việc Việt đều nghe the sự sắp xếp của chị Chiến. Cuối đoạn trích là hình ảnh hai chị em Chiến-Việt khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm gửi trước khi lên đường chiến đấu. Chú Năm thấy sự sắp xếp của hai chị em rất chu toàn, chú cảm động và tự hào, chú nói sẽ giao cuốn sổ gai đình cho hai chị em, nhưng giờ chú tạm giữ khi hai chị em đi chiến đấu. Đang miên man trong những hồi tưởng, Việt được đồng đội tìm thấy và đưa về điều trị, sức khỏe cũng dần ổn định. Khi Việt hồi phục, anh muốn viết thư cho chị Chiến nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu vì thấy những gì mình làm chưa phải điều gì lớn lao.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về tác giả, tác phẩm và tóm tắt nội dung tác phẩm “Những đứa con trong gia đình’ của Nguyễn Thi trong chương trình học ngữ văn 12, mong rằng bài viết chi tiết này sẽ giúp các bạn nắm được những kiến thức cơ bản để dễ dàng hơn trong việc học, ôn tập tác phẩm này.

XEM THÊM:

5 bài văn mẫu: Kết bài phân tích tác phẩm những đứa con trong gia đình

Chi tiết: Soạn bài những đứa con trong gia đình