Tổng quát nội dung có trong bài viết
Khối C có tổ hợp 3 môn học gồm Văn, Sử, Địa, những môn này đều thuộc ban xã hội do đó nó mang tính chất đặc thù là dài, khó nhớ và rất dễ nhầm, đó chính là lí do mà nó luôn gây trở ngại trong quá trình học và ôn luyện. Dưới đây là một số những điều cần biết cũng như gợi ý về phương pháp ôn thi THPT quốc gia cho khối C hiệu quả.
1. Tổng quan về phương pháp ôn thi THTP Quốc Gia khối C 2022
1.1. Học và nắm chắc kiến thức trong Sách giáo khoa
Rất nhiều bạn nghĩ rằng, với khối C thì phải học từ càng nhiều sách tham khảo khác nhau càng tốt. Nhưng thực tế sách tham khảo chỉ có mục đích hỗ trợ, giúp các bạn tăng thêm vốn hiểu biết thôi. Nhưng nếu nội dung trong SGK còn chưa vững thì sách tham khảo cũng không giúp cho bạn học tốt hơn đâu. Vì vậy trước tiên hãy bắt đầu ôn luyện, nắm chắc những kiến thức trong SGK, trước khi đi tìm kiếm những nguồn tài liệu khác. Những nội dung kiến thức trong SGK đã rất đầy đủ và đúng theo chương trình của Bộ GD&ĐT, đáp án của bài thi THPT quốc gia cũng chỉ yêu cầu những kiến thức cơ bản đó.
Vì thế, nếu bạn không phải là người đặc biệt xuất sắc trong những môn học xã hội thì đừng vội “tham” kiến thức vì như thế bạn phải ôm một lượng kiến thức rất lớn điều đó khiến bạn dễ dàng nản chí nếu quá sức. Việc đầu tiên là hãy cứ “chung thành” với SGK trước khi mở rộng kiến thức sang những cuốn văn mẫu, sách tham khảo lịch sử, địa lý.
1.2. Ôn luyện kiến thức bằng cách sử dụng các từ khóa
Với mỗi một chuyên đề, một tác phẩm văn học, vùng miền địa lý hay một sự kiện lịch sử nào đó hãy tìm ra những từ khóa cốt lõi có thể bao quát được toàn bộ nội dung của chúng. Từ khóa ở đây là những từ/cụm từ, con số đơn giản nhưng đặc biệt, dễ nhớ, dễ phân biệt. Học theo từ khóa giúp tăng khả năng khơi gợi của bạn, giúp bạn dễ hình dung và nhớ lại những kiến thức có liên quan tới từ khóa đó.
1.3. Không và tuyệt đối không nên học thuộc lòng, học vẹt
Học thuộc lòng với những môn Xã hội là một phương pháp học sai lầm, vì nó sẽ rất dễ khiến bạn quá tải vì lượng kiến thức quá nhiều, đặc biệt là phần lý thuyết. Dù bạn đã học thuộc làu nhưng nếu không được nhắc lại thường xuyên hoặc bạn học thêm một lượng kiến thức mới thì sẽ rất dễ bị quên phần kiến thức cũ hoặc nhầm lẫn các kiến thức với nhau. Vì vậy thay vì học thuộc lòng thì hãy tập cho mình thói quen chép lại tất cả những gì cần nhớ ra giấy. Tuy cách này hơi tốn thời gian và công sức nhưng nó lại đem đến hiệu quả rất tốt, giúp bạn nhớ lâu và sâu hơn.
1.4. Hệ thống toàn bộ kiến thức bằng sơ đồ cây
Sơ đồ cây hay còn gọi là sơ đồ tư duy là cách “đơn giản hóa” kiến thức, giúp bạn hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học một cách khoa học và dễ hiểu nhất. Hãy đọc kỹ SGK, gạch chân những ý chính, những mốc sự kiện, những kiến thức trọng tâm, sau đó tóm tắt lại bằng 1 sơ đồ tư duy có đầy đủ ý chính, ý phụ. Việc xây dựng sơ đồ cây giúp bạn dễ học, dễ nhớ mà không bị bỏ sót kiến thức nào
1.5. Đa dạng hình thức thu nhận kiến thức
- Với mỗi một câu chuyện trong một tác phẩm văn học, hay những trận chiến trong lịch sử, hãy sử dụng phương pháp tư duy-liên hệ, tức là hãy tưởng tượng mình chính là nhân vật được tham gia vào câu chuyện đó, mọi chi tiết, sự việc đều diễn ra trong đầu bạn, như thế sẽ giúp bạn dễ hình dung và dễ nhớ hơn.
- Thông qua phim ảnh, báo đài: Tìm kiếm thông tin qua báo đài, các trang mạng xã hội nói về những hiện tượng, vấn đề trong đời sống để vận dụng vào bài văn nghị luận xã hội của mình. Hay học các sự kiện lịch sử, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên… qua chương trình thời sự, bộ phim điện ảnh việc này sẽ giúp bạn học và nhớ những kiến thức lịch sử, địa lý khô khan kia dễ dàng hơn.
1.6. Cập nhật các vấn đề “hot” của xã hội
Những năm gần đây trong đề thi môn Ngữ Văn, thậm chí Lịch sử hay Địa lý có nhiều câu liên hệ gần gũi với thực tế, những sự kiện nóng mà xã hội quan tâm. Môn văn sẽ có dạng câu nghị luận xã hội, có thể các vấn đề nổi bật của xã hội sẽ được đưa vào đề thi, vì vậy các bạn cần phải cập nhật thông tin rồi từ đó đưa ra quan điểm của bản thân, hoặc dẫn chứng trong bài viết nghị luận xã hội của bạn có thể lấy từ chính những vấn đề đó, điều này sẽ làm bài viết của bạn thêm sinh động và phong phú hơn.
2. Ôn tập theo từng môn học
Hướng dẫn phương pháp ôn thi chi tiết các môn học (Văn, Sử, Địa) đã được mình đề cập trong các bài viết trước. Các bạn truy cập vào đường link phía dưới để tới bài viết hướng dẫn chi tiết ôn thi từng môn nhé.
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT: ÔN MÔN NGỮ VĂN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT: ÔN SỬ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT: ÔN THI THPT QUỐC GIA 2022 MÔN ĐỊA LÝ
3. Tham khảo phổ điểm khối C 2021
Theo như phân tích kết quả thi cho thấy, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 khối C có số thí sinh đạt từ 28 điểm trở lên là 476 thí sinh. Trong đó, có 2 bạn thí sinh là thủ khoa khối C với số điểm đều là 29,25; với mức điểm 29 có 10 thí sinh và ở mức 28,75 điểm có 27 thí sinh.
Mong rằng từ những chia sẻ trên đây,các bạn sẽ tìm ra phương pháp ôn thi THPT quốc gia khối C đúng đắn và đem lại kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới.
XEM THÊM: HƯỚNG DẪN ÔN THI THPT QUỐC GIA KHỐI D NĂM 2022
Tải trọn bộ đề thi đại học, thi thpt các năm: Tại đây
Bạn đang xem bài viết “HƯỚNG DẪN ÔN THI THPT QUỐC GIA KHỐI C”