TOP CÁC MẪU KẾT BÀI TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP HAY NHẤT

1989
Kết bài tuyên ngôn độc lập
Kết bài tuyên ngôn độc lập
5/5 - (2 bình chọn)

Tham khảo thêm: kết bài Tuyên ngôn độc lập

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn học sinh một số mẫu kết bài phân tích tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh vừa ngắn gọn vừa ấn tượng sáng tạo mà vẫn đảm bảo khái quát được toàn bộ nội dung của bài phân tích. Cùng tham khảo nhé.

1. Mẫu kết bài phân tích “Tuyên ngôn độc lập” số 1

Như vậy, “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là một áng văn chính luận mẫu mực xuất sắc với các luận điểm, luận cứ sắc sảo, thuyết phục mà nó còn là văn kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, từ đó mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do, chính thức xóa bỏ cảnh nô lệ lầm than của nhân dân ta suốt hơn 80 năm ròng rã.

2. Mẫu kết bài phân tích “Tuyên ngôn độc lập” số 2

 “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật xứng đáng là một áng văn chính luận mẫu mực xuất sắc, kết tinh giá trị lịch sử, chính trị, văn học với ý nghĩa sâu sắc và vô cùng độc đáo. Trước hết, đây là lời tuyên bố, lời khẳng định về nền độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược và nhân dân trên toàn thế giới. Khẳng định sự thoát khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân phong kiến và bước tới giai đoạn vươn mình lên để “sánh vai với các cường quốc năm châu” một cách ngang hàng, bình đẳng. Đồng thời, tác phẩm còn thể hiện ý chí sắt đá, lòng quyết tâm vững vàng để bảo vệ nền độc lập tự do vừa mới giành được của nhân dân ta.

3. Mẫu kết bài phân tích “Tuyên ngôn độc lập” số 3

Như vậy, bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh là bản tuyên ngôn đầu tiên được tuyên bố với toàn thể nhân dân thế giới về sự ra đời của một nhà nước hoàn toàn độc lập, tự chủ. Nó đã đánh dấu một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên độc lập tự do và tự chủ của  một dân tộc anh hùng, bất khuất, kiên cường.. Mặt khác, bản Tuyên ngôn được coi là một áng thiên cổ hùng văn, một bản văn chính luận mẫu mực, bởi sự lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, dẫn chứng xác thực, câu văn ngắn gọn sắc sảo giàu sức gợi hình, giọng văn hùng hồn giản dị, vừa lên án, tố cáo, vạch mặt kẻ thù vừa có tính khích lệ, động viên tinh thần của nhân dân và vừa tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

4. Mẫu kết bài phân tích “Tuyên ngôn độc lập” số 4

Với hệ thống lập luận chặt chẽ, sắc sảo, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, đanh thép cùng những dẫn chứng xác thực, bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh xứng đáng được sánh ngang với các bản tuyên ngôn bất hủ của các nước trên thế giới và các thiên cổ hùng văn khác như Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo hay Nam quốc sơn hà.

5. Mẫu kết bài phân tích “Tuyên ngôn độc lập” số 5

Như vậy với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép cùng những dẫn chứng mang tính thuyết phục, bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định với thế giới về sự độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc. Đồng thời, cũng giúp chúng ta hiểu được vì sao “Tuyên ngôn độc lập” được đánh giá là áng văn chính luận mẫu mực trong mọi thời đại.

6. Mẫu kết bài phân tích “Tuyên ngôn độc lập” số 6

Bằng ngòi bút tài hoa đúc chiết ra những lí lẽ vô cùng sắc bén, hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ kết hợp với giọng điệu hùng hồn, đanh thép, câu văn ngắn gọn sắc sảo, bản” Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh đã trở thành một áng văn chính luận xuất sắc, có ý nghĩa lớn lao về mặt lịch sử cũng như văn học. Nó còn là lời tuyên bố trịnh trọng về quyền độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm tháng “Tuyên ngôn độc lâp” vẫn mãi dâng cao ngọn cờ chính nghĩa của dân tộc – ngọn cờ của sự tự do, bình đẳng và bác ái của nhân loại.

7. Mẫu kết bài phân tích “Tuyên ngôn độc lập” số 7

“Tuyên ngôn độc lập” của chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa chính trị to lớn tuyên bố xóa bỏ hoàn toàn chế độ thực dân phong kiến ở nước ra sau hơn 80 năm đằng đẵng, mở ra một kỉ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do tự chủ cho dân tộc. Bản Tuyên ngôn có thể sánh ngang với các bản tuyên ngôn khác của các nước trên thế giới cũng như các ánh thiên cổ hùng văn như Bình Ngô Đại cáo hay Hịch Tướng sĩ.

8. Mẫu kết bài phân tích “Tuyên ngôn độc lập” số 8

Qua những phân tích trên có thể khẳng định rằng, “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang tính thời đại nhưng cũng vẫn kế thừa được những chân lí muôn thuở của lịch sử dân tộc và thế giới. Bản tuyên ngôn còn kết tinh giá trị lịch sử và giá trị văn chương, bởi thế mà nó mãi là áng văn bất hủ, là niềm tự hào dân tộc của mỗi con người Việt Nam yêu nước.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn tìm ra cách kết bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập dễ dàng hơn để hoàn thành trọn vẹn bài phân tích của mình.

XEM THÊM:

Tóm tắt bài tuyên ngôn độc lập lớp 12 (5 bài tóm tắt nội dung)

Tóm tắt tuyên ngôn độc lập (Khái quát tác giả và nội dung chính tác phẩm)

Soạn văn phân tích bản tuyên ngôn độc lập