Kết bài phân tích ông già và biển cả

884
Kết bài phân tích ông già và biển cả
Kết bài phân tích ông già và biển cả
5/5 - (3 bình chọn)

Để giúp các bạn có một bài phân tích/cảm nhận tác phẩm/đoạn trích “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê, hoctot.net.vn đã giúp bạn tổng hợp và đưa ra những gợi ý về các mẫu kết bài trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé.

1. Mẫu kết bài phân tích Ông già và biển cả (số 1)

Như vậy với việc sử dụng hình tượng con cá kiếm và ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô, truyện ngắn đã lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc và mang lại giá trị nhân văn sâu sắc.  Qua đó nhà văn muốn gửi gắm tới người đọc một chân lý con người có thể bị hủy diệt nhưng nhất định không được khuất phục, không được lùi bước trước những khó khăn trong cuộc sống, giống như ông lão đánh cá đã vượt qua bao gian nan, hiểm nguy để thu lại một thành quả to lớn. 

2. Mẫu kết bài Ông già và biển cả (số 2)

Bằng cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, hình ảnh mang tính biểu tượng cao cùng ngôn ngữ cô đọng hàm súc, truyện ngắn “Ông già và biển cả” đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc và rút ra nhiều thông điệp ý nghĩa. Câu chuyện về hành trình chinh phục con cá kiếm của ông lão đánh cá không đơn thuần chỉ là câu chuyện về sự mưu sinh mà nó còn mang ý nghĩa biểu tượng cho vẻ đẹp của ước mơ, khát vọng chinh phục thiên nhiên và biểu tượng cho hành trình gian khổ để biến ước mơ thành hiện thực của con người.

3. Mẫu kết bài phân tích Ông già và biển cả (số 3)

Như vậy với phong cách nghệ thuật “tảng băng trôi” độc đáo của Hê-minh-uê qua việc sử dụng hai hình tượng là con cá kiếm và ông lão đánh cá Santiago mang biểu tượng sâu sắc, ẩn chưa nhiều lớp nghĩa, tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Tác phẩm đã minh chứng cho một chân lý rằng con người phải luôn sống hết mình với những ước mơ, luôn tin tưởng bản thân và theo đuổi mục tiêu đến cùng thì chắc chắn thành công sẽ đến, con người có thể bị hủy diệt nhưng không được khuất phục, không được để bị đánh bại trước những khó khăn, thử thách. 

4. Kết bài Ông già và biển cả (số 4)

Cùng với nghệ thuật miêu tả chân thực, lối độc thoại, độc thoại nội tâm đỉnh cao của mình, Hê-minh-uê đã viết lên tác phẩm “Ông già và biển cả” mang tính biểu tượng cao và chứa đựng nhiều thông điệp ý nghĩa. Hành trình gian khổ chinh phục con cá kiếm của ông lão mang ý nghĩa biểu tượng cho khát khao chinh phục thiên nhiên của con người, qua đó muốn nhắn nhủ chúng ta không được lùi bước, không được khuất phục trước những khó khăn, có như thế chúng ta mới thu được những thành quả mà mình mong muốn.

5. Mẫu kết bài phân tích tác phẩm Ông già và biển cả (số 5)

Hê-minh-uê đã vô cùng khéo léo khi sử dụng đan xen giữa lời độc thoại và độc thoại nội tâm để bộc lộ tính cách cũng như tâm trạng của nhân vật. Điều đó không chỉ ấn tượng về tài năng nghệ thuật của mình mà còn giúp tác phẩm “Ông già và biển cả” của ông gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc, bởi qua hình tượng ông lão đánh cá kiên cường, bất khuất ta thấy được tinh thần lao động, sự kiên nhẫn và lòng dũng cảm của con người trong hành trình chinh phục thiên nhiên.

Như vậy, bài viết đã giúp các bạn có thêm những gợi ý cho phần kết bài phân tích Ông già và biển cả, hi vọng qua bài biết các bạn sẽ có thêm những sáng tạo để bài viết của mình thêm đặc sắc và độc đáo hơn. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm phần mở bài và các bài văn mẫu phân tích tác phẩm trong các bài viết mà mình chia sẻ trước đây.

THAM KHẢO THÊM:

Bài văn mẫu: Mở bài phân tích tác phẩm ông già và biển cả

Chi tiết các bài soạn văn 12: Tại đây