Mở bài tây tiến – TOP 5 mẫu mở bài bài thơ tây tiến hay nhất

4482
Mở bài tây tiến
Mở bài tây tiến
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn học sinh một số mẫu mở bài phân tích tác phẩm Tây Tiến hay, ấn tượng, qua đó sẽ giúp các bạn biết cách dẫn dắt trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc phân tích tác phẩm ở thân bài một cách mới mẻ, sáng tạo và hấp dẫn hơn.

Tham khảo thêm: Mở bài Tây Tiến

1. Mở bài phân tích Tây Tiến (mẫu 1)

Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài trong nhiều thể loại văn học từ viết văn, làm thơ, vẽ tranh, viết nhạc…Trong đó, ông được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực thơ ca, với phong cách nghệ thuật độc đáo cùng hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng, Quang Dũng đã mang đến cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm đặc sắc mang màu sắc mới mẻ, độc đáo, đặc biệt là viết về hình tượng người lính: vừa kiên cường bất khuất lại vừa hào hoa phong nhã. Đặc biệt, bài thơ Tây Tiến cho ta thấy rõ nét nhất về phong cách nghệ thuật và những nét mới mẻ này của Quang Dũng. Tây Tiến được viết vào năm 1948, khi Quang Dũng phải chuyển đơn vị công tác nhưng vẫn luôn nhung nhớ về đồng đội, về đơn vị cũ. Bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng, nỗi nhớ da diết của nhà thơ với đồng đội và người dân Tây Bắc, đồng thời cũng phác họa chân dung người lính Tây Tiến đầy sống động, chân thực với những vẻ đẹp kiêu dũng, hào hoa lãng mạn.

2. Mở bài bài thơ Tây Tiến (mẫu 2)

Ẩn sau cái vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ đầy thơ mông của thiên nhiên vùng núi rừng Tây Bắc là biết bao hiểm nguy đang rình rập. Dường như cảnh hùng vĩ của núi non ấy đã làm nổi bật lên vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến, họ như một tượng đài bất diệt, vừa mang vẻ đẹp kiêu hãnh, bất khuất của người lính cụ Hồ vừa mang vẻ tài hoa phong nhã của những chàng trai Hà thành. Bài thơ “Tây Tiến” được tác giả đã tái hiện lại một cách chân thực về sự tàn khốc của chiến tranh, những nỗi gian lao vất vả của người lính trên chặng đường kháng chiến. Thế nhưng, những điều đó không làm họ chùn bước, những người lính vĩ đại ấy vẫn luôn lạc quan yêu đời và chiến đấu một cách anh dũng kiên cường.

3. Mở bài của bài thơ Tây Tiến (mẫu 3)

Quang Dũng không chỉ là một nhà thơ chỉ biết cầm bút sáng tác mà ông còn là một người lính biết cầm súng đánh giặc. Có lẽ cũng chính vì vậy mà những tác phẩm của Quang Dũng luôn gắn liền với cách mạng, với những hình ảnh của người lính, người đồng đội của ông. Trong đó, Tây Tiến là tác phẩm nổi bật nhất làm lên tên tuổi của ông. Với phong cách sáng tác mới mẻ cùng bút pháp lãng mạn xen lẫn với tả thực, bài thơ đã khắc họa lên hình ảnh của đoàn binh Tây tiến một cách chân thực và sinh động với khí thế hiên ngang, anh dũng cùng tâm hồn lãng mạn, thơ mộng trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

4. Mở bài hay Tây Tiến (mẫu 4)

Sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng tuy không phong phú, đồ sộ như các nhà văn, nhà thơ khác, nhưng mỗi tác phẩm của ông đều rất đặc sắc và để lại cho người đọc những ấn tượng sâu đậm. Trong đó, nổi bật nhất là bài thơ Tây Tiến. Với bút pháp lãng mạn xen lẫn tả thực cùng những vần thơ đầy tinh tế ,ông đã phác họa thành công hình tượng người lính, binh đoàn Tây Tiến vô cùng chân thực.

Tây Tiến được sáng tác tại Phù Lưu Chanh-nơi công tác mới của ông sau khi rời binh đoàn Tây Tiến. Vì qua nhớ nhung những kỷ niệm với đơn vị cũ, đồng đội và với con người vùng đất Tây Bắc nên ông đã chắp bút và viết lên tác phẩm này. Bởi vậy, cảm xúc chủ đạo trong tác phẩm đó chính là nỗi nhớ tha thiết, sâu đậm.

5. Mở bài hay nhất cho bài tây tiến (mẫu 5)

Chiến tranh, người lính luôn là đề tài muôn thuở, không bao giờ cũ đối với các nhà văn, nhà thơ trong thời chiến. Chúng ta đã bắt gặp hình ảnh những người lính xuất thân từ những người nông dân nghèo nhưng lại mang một lý tưởng cách mạng cao đẹp trong “Đồng chí” của Chính Hữu, hay những người lính luôn lạc quan yêu đời trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất đó là hình ảnh người lính  trong “Tây Tiến” của Quang Dũng. Với bút pháp lãng mạn xen lẫn tả thực cùng vần thơ phóng khoáng, tác giả đã khắc họa thành công hình tượng người lính mang vẻ đẹp kiêu hùng, kiên cường và hào hoa lãng mạn. Đồng thời, Tây Tiến cũng nói lên nỗi nhớ nhung da diết về những người đồng đội thân yêu và con người vùng đất Tây Bắc đã cùng ông trải qua những ngày tháng chiến đấu gian lao.  

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn lựa chọn được cách mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến hay, ấn tượng nhất cho bài văn của mình.

XEM THÊM:

Soạn văn: Phân tích bài thơ tây tiến lớp 12

Soạn văn: Tóm tắt nội dung bài thơ tây tiến