Kết bài hay cho rừng xà nu

2382
Kết bài hay cho rừng xà nu
Kết bài hay cho rừng xà nu
5/5 - (1 bình chọn)

Nhằm giúp các bạn học sinh có thể tự tin hoàn thành bài cảm nhận, phân tích tác phẩm “Rừng xà nu”, hoctot.net.vn đã chọn lọc và gợi ý cho cho các bạn một số mẫu kết bài phân tích “Rừng xà nu”  của Nguyễn Trung Thành hay, ấn tượng, bao quát nhất trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy cùng tham khảo. 

1. Mẫu kết bài phân tích Rừng xà nu (số 1)

Qua sự đau thương, mất mát trong cuộc đời của Tnú cùng tinh thần mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất trong chiến đấu của anh, Nguyễn Trung Thành đã cho người đọc thấy được quá trình trưởng thành trong nhận thức và đấu tranh của người dân buôn làng Xô Man hay cũng chính là của cả miền Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ một cách chân thực, rõ nét nhất. Tinh thần anh dũng, bất khuất ấy là âm vang hào hùng của dân tộc, được khắc họa ấn tượng qua những con người anh hùng của làng Xô Man qua các thế hệ, đó là cụ Mết, là anh Quyết, là Tnú, Mai, Dít là bé Heng.

2. Mẫu kết bài phân tích Rừng xà nu (số 2)

Với sự kết hợp độc đáo giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, truyện ngắn “Rừng xà nu”  của Nguyễn Trung Thành đã mang đến cho người đọc những ấn tượng, những cảm nhận sâu sắc về hình tượng cây xà nu và những người “anh hùng dân tộc” của mảnh đất Tây Nguyên trong thời kỳ chiến đấu chống Mỹ. Qua đó làm tô đậm truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc ta đồng thời kêu gọi, cổ vũ các thế hệ con em noi gương, tiếp bước thế hệ cha anh để gìn giữ non sông.

3. Mẫu kết bài phân tích Rừng xà nu (số 3)

Như vậy “Rừng xà nu” với sự kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã trở thành một tác phẩm vô cùng đặc sắc và tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Trung Thành. Tác phẩm không chỉ ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người con Tây Nguyên mà nó còn ẩn chứa một triết lý vô cùng sâu sắc, mang tính thời đại đó là: Để tiêu diệt kẻ thù, giành lại sự tụ do, bảo vệ nền độc lập cho đất nước trước nhất chúng ta phải cầm vũ khí đứng lên.

4. Kết bài rừng xà nu (mẫu số 4)

“Rừng xà nu” một trong những tác phẩm thành công nhất của nhà văn Nguyễn Trung Thành khi viết về mảnh đất, con người Tây Nguyên. Hình ảnh rừng cây xà nu bạt ngàn anh dũng, hiên ngang, cùng sức sống mãnh liệt qua từng lớp cây tựa như những thế hệ người anh hùng của Tây Nguyên đó là cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng quả cảm, kiên cường, bất khuất, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước đứng lên vững vàng.

5. Kết bài hay cho rừng xà nu (mẫu số 5)

“Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành mang đậm khuynh hướng sử thi xen lẫn cảm hứng lãng mạn, là một truyện ngắn nhưng lại chứa đựng cả cái hào khí dữ dội mà hào hùng của thời đại.  Qúa trình trưởng thành, nhận thức về cách mạng của Tnú cũng là phản ánh quá trình trưởng thành của cách mạng miền Nam từ tự phát, tự giác đến những ngày đồng khởi. Tác phẩm không chỉ tái hiện lại không khí hào hùng trong cuộc chiến đấu của dân tộc ta mà còn ca ngợi vẻ đẹp của con người mang phẩm chất anh hùng của những người con Tây Nguyên, từ đó kêu gọi, cổ vũ thế hệ sau nối tiếp những phẩm chất ấy của thế hệ cha anh để cùng nhau gìn giữ non sông đất nước.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo các mẫu mở bài và các bài văn mẫu phân tích tác phẩm Rừng xà nu trong các bài viết mà hoctot.net.vn đã chia sẻ trong các bài viết trước.

XEM THÊM:

5 bài văn mẫu: Mở bài rừng xà nu đơn giản

Tham khảo: Bài tổng hợp chi tiết soạn văn chương trình lớp 12