Mở bài hay cho rừng xà nu

1398
Mở bài hay cho rừng xà nu
Mở bài hay cho rừng xà nu
5/5 - (1 bình chọn)

Nhằm giúp các bạn học sinh có những cách dẫn dắt người đọc vào bài viết của mình cũng như có một cái mở bài hay cho bài phân tích tác phẩm “Rừng xà nu”, Hoctot.net.vn sẽ gợi ý cho các bạn một số mẫu mở bài hay, ấn tượng nhất trong bài viết dưới đây.

1. Mẫu mở bài phân tích rừng xà nu (mẫu số 1)

Mảnh đất Tây Nguyên nơi có những đồi núi bạt ngàn hùng vĩ, những con người chân chất, mộc mạc và nơi sinh ra những người anh hùng gan dạ, kiên cường đã trở thành một đề tài hấp dẫn với biết bao nghệ sĩ. Trong đó phải kế đến nhà văn Nguyễn Trung Thành-người nghệ sĩ của Tây Nguyên. Ông là một nhà văn với rất nhiều tác phẩm đặc sắc, trong đó “Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu nhất viết về mảnh đất, con người Tây Nguyên.  

Ngay từ nhan đề “Rừng xà nu” tác giả đã cho người đọc thấy được hình ảnh rừng cây xà nu bạt ngàn tràn đầy sức sống biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, sự kiên cường bất khuất của buôn làng Xô Man.

2. Mở bài rừng xà nu hay (mẫu số 2)

Nguyễn Trung Thành có nghệ danh khác Nguyên Ngọc, truyện ngắn “Rừng xà nu”  là kết quả của những năm tháng hoạt động cách mạng đã gắn bó với mảnh đất, con người Tây Nguyên. Tác phẩm là khúc hát ca ngợi những con người mang bản chất anh hùng của mảnh đất Tây Nguyên, là những người kiên cường, anh dũng,  bất khuất và một lòng trung thành với cách mạng, với Đảng trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.

3. Mở bài rừng xà nu (mẫu số 3)

Nguyễn Trung Thành sinh năm 1932,  là một cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc. Trong khi Nguyễn Thi – một nhà văn và cũng là người bạn thân của Nguyễn Trung Thành gắn bó với mảnh đất Nam Bộ duyên dáng, thơ mộng, thì ông lại dành nhiều tình cảm, sự yêu thương và gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió, với những con người chất phác, thật thà mà rất anh dũng, với những cánh rừng xà nu bạt ngàn xanh ngát. Suốt những năm tháng chiến đấu, gắn bó với mảnh đất và con người nơi đây đã để lại trong ông những  nỗi niềm, những cảm xúc dạt dào tạo lên những cảm hứng nghệ thuật bất tận. Từ đó ông đã viết lên tác phẩm “Rừng xà nu”, một tác phẩm mang khuynh hướng thử thi , lãng mạn tiêu biểu nhất của Nguyễn Trung Thành.

4. Mở bài hay cho rừng xà nu (mẫu số 4)

Trong thế giới nghệ thuật của người nghệ sĩ, mỗi người sẽ chọn cho mình một miền “đất nhớ”, đó là những nơi đã gắn bó, lưu lại những nỗi niềm, cảm xúc yêu thương, tự hào. Nếu với Hoàng Cầm là mảnh đất Kinh Bắc, Nguyễn Thi là mảnh đất Nam Bộ chất phác, thật thà thì với Nguyễn Trung Thành là mảnh đất Tây Nguyên bạt ngàn đầy nắng gió. Và “Rừng xà nu” là tác phẩm nghệ thuật dành riêng cho mảnh đất, con người Tây Nguyên, nơi mà nhà văn đã gắn bó suốt những năm tháng kháng chiến gian khổ. Tác phẩm là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ về mảnh đất Tây Nguyên, là khúc hát ca ngợi, tự hào về tinh thần, ý chí của con người nơi đây trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đây cũng là tác phẩm kết tinh tài năng, tấm lòng của Nguyễn Trung Thành dành cho mảnh đất Tây Nguyên thương nhớ.

5. Mở bài rừng xà nu đơn giản (mẫu số 5)

Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu mang đậm màu sắc sử thi, lãng mạn của nhà văn Nguyễn Trung Thành, được viết vào năm 1965 – những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cam go, ác liệt nhất của nhân dân ta. Tác phẩm không chỉ tái hiện lại không khí dữ dội, hào hùng của cuộc chiến mà còn là bài ca ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của những con người anh hùng nơi mảnh đất Tây Nguyên này. Ngay từ cái tên nhan đề nhà văn đã cho thấy một Tây Nguyên với những cánh rừng xà nu bạt ngàn tràn đầy sức sống, biểu tượng cho những con người nơi đây có ý chí kiên cường, sức sống mãnh liệt như cây xà nu đang đứng ưỡn ngực bảo vệ cho dân làng.

Trên đây là 5 mẫu mở bài phân tích “Rừng xà nu” trực/gián tiếp hay nhất để các bạn dẫn dắt người đọc vào bài phân tích của mình, mong rằng qua bài viết này các bạn cũng có thể có những sáng tạo, những ý tưởng mới cho mở bài của các bạn thêm phong phú hơn.

XEM THÊM:

Tóm tắt tác phẩm rừng xà nu

Chi tiết các bài soạn văn lớp 12: Tại đây