Kết bài bài thơ đò lèn của nguyễn duy – TOP 5 mẫu kết bài hay nhất

1593
Kết bài bài thơ đò lèn của nguyễn duy
Kết bài bài thơ đò lèn của nguyễn duy
5/5 - (1 bình chọn)

Mỗi bài văn muốn đạt được điểm cao cần có đủ 3 phần Mở bài, thân bài và kết bài. Dù đã viết tốt ở hai phần đầu, các bạn cũng không nên bỏ qua hay viết phớt lờ phần kết bài, vì như thế bài viết của các bạn sẽ không dành được điểm trọn vẹn. Ở bài viết này hoctot.net.vn gửi đến các bạn một số mẫu kết bài phân tích tác phẩm Đò lèn (Nguyễn Duy) hay, bao quát nhất. Nội dung chi tiết cùng tham khảo ở bên dưới nhé.

Tham khảo thêm: kết bài Đò lèn

1. Mẫu kết bài phân tích bài thơ Đò lèn (số 1)

Đò Lèn” là một bài thơ đặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ của Nguyễn Duy. Cùng với bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt, “Đò Lèn” của Nguyễn Duy là một trong những bông hoa nghệ thuật đẹp đẽ tô vẽ lên hình tượng người bà kính yêu của mỗi người con, người cháu trong gia đình Việt Nam. Trong tác phẩm, nhà thơ đã nhắc tới hơn mười địa danh làm cho ý nghĩa bài thơ thêm sâu sắc hơn: tình yêu thương bà, yêu thương gia đình gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, sâu đậm. “Đò Lèn” là một trang thơ ý nghĩa và cảm động nhất về kí ức tuổi thơ của người lính chiến đấu.

2. Kết bài Đò lèn (mẫu số 2)

Qua những phân tích trên ta thấy, bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy đã thể hiện rõ nét và sâu sắc tình cảm của người cháu dành cho người bà kính yêu, đồng thời qua đó nhà thơ cũng khiến cho người đọc chiêm nghiệm về những giá trị sâu sắc trong cuộc sống mà nhà thơ muốn gửi gắm đó là hãy yêu thương, trân trọng người thân bên cạnh mihf, đừng để đến lúc mất đi rồi mới thấy hối tiếc, ân hân thì lúc đó đã quá muộn màng, đó mới chính là những giá trị đích thực của cuộc đời.

3. Kết bài đò lèn nguyễn duy (mẫu số 3)

Bằng giọng điệu tha thiết chân thành, sâu sắc và sự tài tình của Nguyễn Duy khi sử dụng thành công phép đối lập giữa hai bờ hư – thực, là bà ngoại với tiên, Phật, thánh thần; là sự hiếu động, vô tư, hồn nhiên của người cháu với những vất vả, cơ cực, hi sinh của người bà đã góp phần tạo lên nét đặc sắc, thu hút người đọc của tác phẩm. Chẳng cần mượn một hình ảnh biểu tượng xa xôi, trừ tượng nào để thể hiện tình cảm của mình với người bà mà Nguyễn Duy đã trực tiếp biểu lộ tình cảm chân thành ấy qua hình ảnh người bà vất vả, lam lũ, tần tảo. Chính điều đó đã để lại những dấu ấn khắc sâu trong lòng mỗi độc giả.

4. Kết bài bài thơ đò lèn của nguyễn duy (mẫu số 4)

“Đò lèn” với những vần thơ hết sức chân thật, mộc mạc, giản dị và đầy cảm xúc Nguyễn Duy đã mang đến cho người đọc  những miền ký ức ngọt ngào, hồn nhiên, vui vẻ với hình ảnh người cháu hiếu động, nghịch ngợm nhưng cũng lắm gian truân với hình ảnh người bà đáng kính vất vả, lam lũ. Chẳng cần dùng bất kỳ một biện pháp nghệ thuật nào, những hình ảnh trong bài thơ đều hiện lên một cách rất chân thật, rất tự nhiên, cũng giống như tình cảm chân thành của người cháu dành cho người bà đã hi sinh cả cuộc đời mình để yêu thương đứa cháu nhỏ. Chính điều đó đã tạo lên nét đặc sắc riêng của bài thơ.

5. Kết bài phân tích Đò lèn (mẫu số 5)

Trong vô vàn những kí ức tươi đẹp của tuổi thơ thì hình ảnh đọng lại in dấu trong trong tâm trí của mỗi con người Việt Nam thời chiến tranh đó là cuộc đời lam lũ, tần tảo, sự hi sinh âm thầm với muôn ngàn những lo toan vất vả để nuôi dạy đứa con, đứa cháu hiếu động, nghịch ngợm của những người bà, người mẹ Việt Nam. Ta cũng không thấy gì lạ khi bắt gặp những người mẹ, người bà như thế nhưng khi đi vào thơ của Nguyễn Duy thì hình ảnh người bà ấy lại xúc động lòng người và có sức ám ảnh vô cùng, bởi tính chân thực của hình ảnh thơ, sự giản dị mà chân thành của câu thơ cùng với giọng điệu mang nỗi xót xa, ân hận của người cháu khi đã trưởng thành, đã hiểu chuyện; nó như khắc sâu vào tâm trí của người đọc.

Trên đây là 5 mẫu kết bài phân tích bài thơ Đò lèn của Nguyễn Duy hay, khái quát nhất. Mong rằng bài viết hữu ích cho các bạn trong việc hoàn thiện bài phân tích của mình. Tham khảo thêm các mẫu mở bài mà hoctot.net.vn đã chia sẻ trong bài viết trước.

XEM THÊM:

Văn mẫu: Mở bài đò lèn nguyễn duy

Tổng quan: Tóm tắt kiến thức tác phẩm đò lèn của Nguyễn Duy

Bài tổng hợp phân tích các tác phẩm ngữ văn 12: Tại đây