Tổng quát nội dung có trong bài viết
Các mẫu mở bài “Đất nước” trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh biết cách dẫn dắt vấn đề vào bài làm của mình tốt nhất. Đối với các đề bài cảm nhận hay trích đoạn thơ trong bài, các bạn chỉ cần khéo léo nêu lên cảm nhận của mình hoặc đưa nội dung chính của đoạn thơ đó rồi trích dẫn nó ra. Chắc chắn các bạn sẽ đạt được điểm tối đa trong phần mở bài này.
Tham khảo thêm: Mở bài Đất Nước
1. Mẫu mở bài Đất nước Nguyễn Khoa Điềm (số 1)
Đất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng cao cả của hàng triệu trái tim con người. Chúng ta biết đến Đất nước qua những lời ru ngọt ngào êm dịu của mẹ, qua những làn điệu dân ca mượt mà đằm thắm và qua những vần thơ nhẹ nhàng mà sâu lắng của bao lớp thi nhân Việt Nam. Đất nước trong thơ của Nguyễn Đình Thi với vẻ đau thương nhưng vẫn ngời lên ý chí đấu tranh kiên cường, hay một đất nước rất dịu dàng trong thơ của Hoàng Cầm. Nhưng ta sẽ thấy một Đất nước hoàn toàn mới trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, đó là một Đất nước trong cái nhìn toàn vẹn hơn, từ nhiều phương diện khác nhau về một Đất nước của nhân dân. Chính vì vậy, “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm xứng đáng là một thi phẩm về đề tài đất nước.
2. Mở bài đất nước của nguyễn khoa điềm (mẫu số 2)
Trong vô vàn những bài thơ hay viết về đề tài đất nước, ta không thể không nhắc đến thi phẩm “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Trong các tác phẩm của các nhà thơ khác, đất nước sẽ hiện ra với vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ, xa xăm. Nhưng với Nguyễn Khoa Điềm thì ông lại phác họa lên một đất nước vô cùng gần gũi và bình dị nhưng cũng không kém phần cao cả và thiêng liêng. Đoạn trích “Đất nước” trong sách giáo khoa nằm trong phần đầu của chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng”, nhằm thức tỉnh và kêu gọi những thế hệ trẻ, những sinh viên tri thức đứng lên cùng hòa chung vào cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của dân tộc, đồng thời nói lên tư tưởng cốt lõi đó là tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.
3. Đất nước nguyễn khoa điềm mở bài (mẫu số 3)
Giữa muôn vàn những bài thơ viết về đề tài Đất nước, ta vẫn có thể nhận ra được cái chất rất riêng trong sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm với thi phẩm “Đất nước” được trích từ bản trường ca “Mặt đường khát vọng” (1971). Những vần thơ của ông mang đậm chất trữ tình chính luận nhưng không hề khô khan mà ngược lại rất dạt dào cảm xúc. Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm vào thành tựu thơ ca thời kì kháng chiến chống Mĩ bằng một cái nhìn toàn diện từ nhiều khía cạnh hơn cùng cách nói hoàn toàn mới mẻ không bị lặp lại con đường đi của những nghệ sĩ khác. Bài thơ là lời thức tỉnh, lời kêu gọi thiết tha của tác giả với các thế hệ trẻ cùng xuống đường hòa mình vào cuộc kháng chiến chung của dân tộc.
4. Đất nước nguyễn khoa điềm mở bài hay (mẫu số 4)
Đất nước là đề tài muôn thuở của biết bao nghệ sĩ trong thơ văn Việt Nam. Chúng ta đã bắt gặp hình ảnh một đất nước chìm trong những đau thương, mất mát trong thơ của Hoàng Cầm; hay gặp một đất nước đang trong quá trình đổi mới từng ngày trong thơ của Nguyễn Đình Thi. Nhưng đất nước được nhìn bao quát, toàn vẹn từ nhiều khía cạnh nhất là qua bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ đã tái hiện lên quá trình hình thành và phát triển của đất nước, phác họa lại hình hài của đất nước từ khi được sinh ra cho đến khi lớn lên phải trải qua biết bao nhiêu sóng gió chiến tranh qua một hồn thơ tinh tế, phóng khoáng của Nguyễn Khoa Điềm.
5. Mở bài đất nước của nguyễn khoa điềm hay (mẫu số 5)
Nguyễn Khoa Điềm một cây bút tài năng của nền văn học Việt Nam, thơ ông luôn dạt dào cảm xúc và đậm chất chiêm nghiệm, suy tư sâu lắng. Nổi bật nhất trong kho tàng những tác phẩm của ông chính là bản trường ca “Mặt đường khát vọng” được viết vào năm 1971. Đoạn trích “Đất nước” trong sách giáo khoa thuộc phần đầu của chương V, là một trong những đoạn thơ hay nhất viết về đề tài đất nước, nó đã nói lên nguồn gốc của đất nước cũng như truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Trên đây là một số mẫu mở bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm hay, súc tích, ngắn gọn và bao quát nhất, mong rằng nó sẽ giúp các bạn tìm ra được cách mở bài ấn tượng với người đọc cho bài văn của mình.
XEM THÊM:
Tóm tắt nội dung kiến thức: Phân tích bài thơ đất nước của nguyễn khoa điềm
Soạn văn: Bài thơ đất nước nguyễn khoa điềm