Tóm tắt tác phẩm rừng xà nu – TOP 5 bài tóm tắt ngắn gọn hay nhất

4192
Tóm tắt tác phẩm rừng xà nu
Tóm tắt tác phẩm rừng xà nu
3.1/5 - (39 bình chọn)

Nhằm giúp các bạn dễ dàng nắm bắt kiến thức cơ bản và hiểu được nội dung của tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, hoctot.net.vn đã tổng hợp và chia sẻ trong bài viết dưới đây, các bạn cùng tham khảo nhé.

1. Giới thiệu tác giả tác phẩm rừng xà nu

Nguyễn Trung Thành (1932) tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu. Ông sinh ra tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Ông đã tích cực tham gia hoạt động cách mạng và có rất nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.

Năm 1950, ông vào bộ đội và làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V. Cũng chính vì những năm tháng hoạt động lăn lội trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã giúp ông am hiểu sâu sắc về vùng đất Tây Nguyên.

Năm 1962, ông trở về chiến trường miền Nam và hoạt động ở Quảng Nam, Tây Nguyên.

Ông đã có rất nhiều đóng góp to cho nền văn học dân tộc với những tác phẩm có giá trị như: 

  • Đất nước đứng lên
  • Rẻo cao (1961)
  • Tập truyện và kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969) 
  • Tiểu thuyết Đất Quảng (1971-1974.

Sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ thắng lợi, ông tiếp tục hoạt động nghệ thuật và cống hiến cho phong trào văn nghệ của nhà nước. Ông từng đảm đương các vai trò quan trọng như là Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ.

2. Giới thiệu về tác phẩm rừng xà nu ngữ văn 12

2.1. Hoàn cảnh sáng tác rừng xà nu

Truyện ngắn “Rừng xà nu” là tác phẩm nổi tiếng của  Nguyễn Trung Thành ,được viết vào năm 1965 trong những ngày tháng kháng chiến chống đế quốc Mỹ và được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng”.

2.2. Bố cục bài rừng xà nu

Tác phẩm được chia làm 3 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến… nối tiếp nhau đến chân trời): Nói về vị trí và đặc điểm của cánh rừng xà nu.

+ Phần 2 (Tiếp theo đến… anh lực lượng… Được!): Sự chào đón hân hoan của dân làng khi Tnú về thăm. 

+ Phần 3 (còn lại): Câu chuyện về cuộc đời đau khổ nhưng anh dũng của Tnú qua lời kể của cụ Mết, đồng thời cũng là kể về quá trình chiến đấu anh dũng của dân làng Xô Man chống đế quốc Mĩ.

2.3. Ý nghĩa nhan đề

Nhan đề “Rừng xà nu” được tác giả sử dụng vừa mang ý nghĩa hiện thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng.

2.4. Ý nghĩa biểu tượng

Qua sức sống mãnh liệt, sự anh dũng hiên ngang của cánh rừng xà nu, cây xà nu, nhà văn nói đến sức sống cùng phẩm chất quật cường bất khuất của người dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

2.5. Giá trị nội dung của tác phẩm

Sự giác ngộ lí tưởng cách mạng, niềm tin vào Đảng, Bác Hồ và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man, với triết lí cách mạng “Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo” được cụ Mết đúc kết lại.

Anh bộ đội Tnú đại diện cho những người con Tây Nguyên kiên cường bất khuất, anh lớn lên trong bối cảnh cả làng làm cách mạng nên con người ấy nhanh chóng bén duyên với cách mạng.

Cuộc đời đầy đau thương, mất mát của anh Tnú cũng biểu trưng cho cả đất nước Việt Nam đau thương mà quật cường anh dũng đứng dậy trong cuộc đọ sức cam go, gian khổ với đế quốc Mĩ.

2.6. Giá trị nghệ thuật trong rừng xà nu

Hình thức truyện lồng truyện tạo ra sự độc đáo, mới lạ và hấp dẫn. (Câu chuyện về cuộc đời của Tnú được kể lại qua lời kể của cụ Mết).

Hình ảnh chân thực, sinh động tạo ra không khí sử thi hào hùng, tráng lệ, lối kể khan, mộc mạc, giản dị của cụ Mết cùng ngôn ngữ đậm chất người dân Tây Nguyên tạo lên sức hút của tác phẩm.

Xây dựng được những hình tượng đặc sắc vừa mang ý nghĩa hiện thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. (cây xà nu và người anh hùng Tnú).

3. Tóm tắt rừng xà nu ngữ văn 12 ngắn gọn

3.1. Tóm tắt ngắn gọn truyện rừng xà nu (mẫu số 1)

Truyện “Rừng xà nu” kể về cuộc đời đau khổ, mất mát nhưng đầy anh dũng của người anh hùng Tnú. Tnú là người con của dân làng Xô Man-một làng ở Tây Nguyên, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lớn lên trong tình thương và dạy dỗ của người dân trong buôn làng. Khi lớn lên anh tham gia lực lượng Giải phóng quân, sau ba năm anh trở về thăm làng và được thằng bé Heng dẫn đường vào làng.

Đêm hôm Tnú về làng, dân làng tập trung tại nhà cụ Mết và nghe ông kể lại những trang sử đấu tranh hào hùng của buôn làng và trang sử đó gắn với cuộc đời Tnú.

Đó là khi quân Mỹ Diệm kéo tới làng lùng sục, tìm kiếm, khủng bố dữ dội để tìm cán bộ cách mạng (Anh Quyết) nhưng làng vẫn bí mật nuôi giấu. Tnú và Mai đảm nhiệm nuôi cán bộ bằng việc tiếp tế và giao thư cho anh Quyết, được anh Quyết dạy chữ.

Trong một lần khi đang làm nhiệm vụ đưa thư của anh Quyết lên huyện, Tnú bị quân địch bắt. Chúng thẳng tay tra tấn dã man nhưng Tnú nhất quyết không khai ra và bị chúng bỏ tù. Sau đó Tnú vượt ngục, trở về làng thay và anh Quyết lãnh đạo buôn làng, kêu gọi mọi người tích cực chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa.

Quân địch sau khi nghe tin làng Xô Man chuẩn bị vũ khí để nổi dậy đến, chúng lại đến lùng sục truy bắt Tnú và bắt hai mẹ con Mai (vợ và con Tnú) để làm mồi nhử dụ Tnú. Họ bị đánh đập, tra tấn dã man, từ vị trí ẩn nấp, Tnú chứng kiến cảnh đó, lòng sôi sục căm thù, anh nhảy xổ vào bọn giặc và một lần nữa anh bị bắt. Hai mẹ con Mai chết. Bọn giặc trói anh lại tran tấn anh bằng cách tẩm nhựa Xà nu và đốt mười đầu ngón tay anh trước mặt dân làng.

Tnú gan lì kiên cường chịu đựng không một tiếng kêu la. Tnú thét lên một tiếng, toàn bộ dân làng nổi dậy và cứu anh Tnú. Sau đó, Tnú gia nhập đội Giải phóng quân, anh đã dũng cảm lập được chiến công và được chỉ huy cho về phép thăm làng một đêm.

Sáng hôm sau, Tnú lại lên đường, Cụ Mết và Dít tiễn anh đi tới tận đồi xà nu, cạnh con nước lớn.

3.2. Tóm tắt rừng xà nu ngữ văn 12 (mẫu số 2)

Mở đầu truyện ngắn “Rừng xà nu” là hình ảnh cảnh rừng xà nu bạt ngàn hiện lên trong tư thế ưỡn tấm ngực che chở, bảo vệ cho dân làng làng Xôman. Tnú-người con, người anh hùng của dân làng Xô man sau ba năm đi lực lượng, anh được cấp trên cho nghỉ phép 1 ngày và anh đã về thăm làng, nơi anh đã sinh ra và lớn lên. Bé Heng nay đã trở thành một cậu bé giao liên nhanh nhẹn, dũng cảm. Dít-em gái Mai trở thành cô bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội.

Tối hôm đó dân làng tập trung tại nhà cụ Mết nghe ông kể về cuộc đời anh dũng của Tnú. Hồi đó chống quân Mĩ – Diệm, được anh Quyết- người cán bộ cách mạng dìu dắt, dạy chữ, Tnú và Mai đã tham gia nuôi dấu cán bộ cách mạng trong rừng. Một lần, khi đang giao thư của anh Quyết lên huyện Tnú bị quân giặc bắt và bị tra tấn dã man nhưng Tnú vẫn gan lì không chịu khai. Anh bị tỏ bù. Sau ba năm anh vượt ngục trở về làng, biết tin anh Quyết đã hi sinh, anh đã thay anh Quyết đứng lên lãnh đạo buôn làng chuẩn bị vũ khí, giáo mác để chuẩn bị nổi dậy chiến đấu. Khi nghe tin này, quân giặc đã đến và càn quét khủng bố cả làng Xô man, bắt và tra tấn dã man vợ con Tnú (chị Mai). Tnú chứng kiến cảnh đó, nỗi căm thù lên đến tột đỉnh, anh nhảy xổ ra giữa bọn giặc để cứu hai mẹ con Mai, nhưng anh lại bị giặc bắt. Hai mẹ con Mai chết, Tnú bị giặc tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay. Cụ Mết cùng dân làng cùng nổi dậy giết sạch bọn giặc, cứu được Tnú. Sau đó anh tham gia lực lượng giải phóng quân và được cấp trên cho nghỉ phép. Sáng hôm sau cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường trở lại đơn vị tại cánh rừng xà nu bạt ngàn.

3.3. Tóm tắt rừng xà nu ngắn gọn (mẫu số 3)

“Rừng Xà Nu” truyện kể về làng Xô Man nằm giữa những cánh rừng Xà nu bạt ngàn ở Tây Nguyên, đang ngày đêm vươn mình hứng chịu mưa bom, bão đạn bảo vệcho người dân nơi đây. Và tại đó, có chàng Tnú – một người mồ côi cha mẹ từ sớm, lớn lên trong tình thương và sự nuôi dưỡng của người trong buôn làng. Từ nhỏ Tnú đã trở thành một câu bé giao liên dũng cảm và được anh Quyết dạy chữ. Lớn lên anh tham gia cách mạng, khi quân giặc biết tin anh lãnh đạo dân làng chuẩn bị nổi dậy, chúng bắt vợ con anh là chị Mai để dụ anh ra. Chứng kiến vợ con bị tra tấn dã man, anh không chịu được quyết định xông ra giữa vòng vây địch để cứu hai mẹ con. Nhưng anh lại bị giặc bắt, cũng không cứu được mẹ con Mai, anh bị giặc đốt trụi mười đầu ngón tay. Cụ Mết và dân làng đồng khởi nổi dậy và cứu được Tnú. Sau đó Tnú tham gia quân giải phóng. Sau ba năm, anh được chỉ huy cho nghỉ phép và trở về thăm làng Xô Man. Đêm hôm đó, cả làng tập trung ngồi nghe cụ Mết kể lại về cuộc đời anh dũng và những chiến công vang dội của Tnú. Sáng hôm sau, Tnú lên đường trở lại đơn vị, được cụ Mết, bé Heng, Dít, tiễn ra tận đồi Xà nu.

3.4. Tóm tắt truyện rừng xà nu (mẫu số 4)

Tnú một người con của buôn làng Xô man, mồ côi cha mẹ từ sớm và được dân làng Xô Man nuôi lớn. Câu chuyện kể về người cán bộ cách mạng này được nghỉ phép và về thăm làng. Tnú được dân làng hân hoan đón tiếp nồng nhiệt với tình yêu thương và sự hãnh diện. Cụ Mết đưa anh về nhà. Tối đó, dân làng tụ tập tại nhà cụ Mết để nghe cụ kể về câu chuyện về cuộc đời anh dũng của Tnú. 

Hồi nhỏ, Tnú và Mai là hai đứa trẻ dũng cảm, nhanh nhạy đã thay dân làng đi nuôi cán bộ là anh Quyết và được anh dạy chữ cho. Lớn lên, Mai và Tnú lên duyên vợ chồng và cùng nhau hoạt động cách mạng. Khi nghe tin Tnú lãnh đạo dân làng chuẩn bị vũ khi nổi dậy, bọn giặc đã đến truy lùng Tnú. Không bắt được anh, chúng bắt vợ con Tnú, tra tấn dã man khiên hai mẹ con Mai chết, còn Tnú bị bắt và bị chúng thiêu đốt 10 đầu ngón tay. Cụ Mết cùng dân làng đứng lên đấu tranh chống lại chúng và cứu Tnú. Sau đó, anh rời buôn làng và tham gia vào lực lượng giải phóng quân. Anh lập được nhiều chiến công nên được chỉ huy cho nghỉ phép một ngày. Sáng hôm sau, Tnú lại tiếp tục lên đường về đơn vị và chia tay cụ Mết, Dít, bé Heng và dân làng tại đồi xà nu trải dài ngút ngàn đến tận chân trời. 

5. Tóm tắt văn bản rừng xà nu (mẫu số 5)

Truyện ngắn “Rừng xà nu” là lời kể của cụ Mết về cuộc đời đau thương nhưng anh dũng của Tnú cho dân làng, cho thế hệ sau của buôn làng Xô Man nghe. Từ khi còn nhỏ, Tnú đã là một cậu bé dũng cảm, nhanh nhẹn băng rừng vượt núi để đưa thư, nuôi giấu cán bộ là anh Quyết. Trong một lần đưa thư, Tnú bị giặc bắt được nhưng Tnú nhất quyết không chịu khai nên bị bỏ từ. Sau ba năm, anh vươt ngục trở về làng và tiếp tục thay anh Quyết lãnh đạo dân làng chuẩn bị vũ khí cho cuộc nổi dậy. Khi nghe tin, quân giặc lại lùng sục đến truy bắt Tnú, chúng bắt vợ con Tnú (chị Mai-người đã cùng Tnú nuôi cán bộ từ khi còn nhỏ, sau đó hai người nên duyên vợ chồng). Chúng tra tấn, đánh đập hai mẹ con Mai dã man để dụ Tnú ra. Chứng kiến cảnh đó, Tnú không chịu được nhảy xổ ra giữa vòng vây quân địch cứu vợ con nhưng anh bị giặc bắt và bị chúng tẩm nhựa xà nu vào 10 đầu ngón tay và thiêu cháy. Sau đó, Tnú được cụ Mết và dân làng nổi dậy cứu được nhưng không cứu được hai mẹ con Mai. Sau đó, Tnú tham gia giải phóng quân và lập được nhiều chiến công nên chỉ huy cấp phép cho anh nghỉ một ngày.

Sáng hôm sau, Tnú được cụ Mết, bé Heng, Dít tiễn anh lên đường trở về đơn vị, họ chia tay nhau tại đồi xà nu bạt ngàn.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về tác giả, tác phẩm và tóm tắt nội dung tác phẩm “Rừng xà nu” ngữ văn lớp 12 của Nguyễn Trung Thành, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn nắm bắt kiến thức cơ bản một cách nhanh chóng giúp quá trình học tập và ông luyện môn Ngữ văn dễ dàng hơn. Chúc các bạn học tốt.

XEM THÊM:

5 bài văn mẫu: Kết bài hay cho rừng xà nu

Soạn văn: Phân tích nhân vật tnú trong rừng xà nu