Tóm tắt tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa

4548
Tóm tắt tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa
Tóm tắt tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa
5/5 - (1 bình chọn)

Tóm tắt kiến thức tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ngắn gọn, đầy đủ mà hoctot.net.vn chi sẻ trong bài viết dưới đây giúp các bạn có thể nắm được những nội dung kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm từ đó có thêm cơ sở cho việc phân tích tác phẩm.

1. Chiếc thuyền ngoài xa tác giả tác phẩm

1.1. Tiểu sử tác giả Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, ông được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Năm 1950 khi đang học chuyên khoa tại trường Lê Thúc Kháng thì ông vào bộ đội và học tại trường Sĩ quan Lê Quốc Tuấn.

Ông bắt đầu hoạt động văn học vào năm 1960.

Năm 2000, ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật.

1.2. Sự nghiệp văn học của tác giả

Cả cuộc đời Nguyễn Minh Châu luôn trăn trở về số phân của nhân dân và trách nhiệm của mình.

Phong cách sáng tác:

  • Trước thập kỷ 80 ngòi bút của ông mang thiên hướng trữ tình lãng mạn.
  • Sau thập kỷ 80 ông có sự thay đổi trong sáng tác, ông chuyển sang hẳn cảm hứng thế sự với những vấn đề về đạo đức và triết lý nhân sinh.  

Những tác phẩm chính: 

  • Cửa sông (1967).
  • Những vùng trời khác nhau (1970).
  • Dấu chân người lính (1972).
  • Miền cháy (1977).
  • Những người đi từ trong rừng ra (1982).
  • Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983).
  • Bến quê (1985).
  • Cỏ lau (1989)…

2. Tổng quan về tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa

2.1. Hoàn cảnh sáng tác chiếc thuyền ngoài xa

“Chiếc thuyền ngoài xa” được viết vào năm 1983, ban đầu được in trong tập “Bến quê” sau đó được nhà văn lấy làm tên chung cho một tập truyện được in vào năm 1987. 

2.2. Bố cục tác phẩm

Tác phẩm được chia làm 3 phần:

– Phần 1 (từ đầu đến… chiếc thuyền lưới vó đã biến mất): Hia phát hiện đắt giá của người nghệ sĩ Phùng.

– Phần 2 (tiếp đến… chống chọi với sóng gió giữa phá.): Câu chuyện của người đàn bà làng chàii trên toàn án huyện.

– Phần 3 (còn lại): Bức ảnh được chọn.

2.3. Giá trị nội dung, giá trị hiện thực của chiếc thuyền ngoài xa

Từ câu chuyện về sự thật đằng sau một bức ảnh nghê thuật, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học, một triết lý sâu sắc về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: cần có một cách nhìn đa diện, nhiều chiều chứ không thể nhận xét, đánh giá con người, sự vật từ một hướng, qua vẻ bề ngoài của nó.

Đồng thời, qua tác phẩm cũng đặt ra một triết lý cho những người nghệ sĩ đó là: Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, chúng không thể tách rời nhau được, một người nghệ sĩ thực thụ là người biết lăn xả với hiện thực cuộc sống chứ không phải chỉ nhìn chúng qua lăng kính màu hồng.

2.4. Giá trị nghệ thuật chiếc thuyền ngoài xa

+ Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, thu hút người đọc.

+ Khéo léo trong cách chọn ngôi kể chuyện.

+ Khắc họa hình tượng nhân vật độc đáo, đặc sắc.

+ Hình ảnh chân thực mang nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc.

+ Giọng văn mang vẻ chiêm nghiệm suy tư.

+ Ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo.

3. Tóm tắt truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa

3.1. Tóm tắt truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa (mẫu số 1)

Truyện kể về chuyến đi thực tế về vùng biển miền Trung để lấy ý tưởng cho bộ ảnh nghệ thuật in vào bộ lịch năm sau của người nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng. Vùng biển này cũng là nơi anh đã từng chiến đấu. Sau nhiều tìm kiếm và thay đổi quyết định của mình thì cuối cùng Phùng cũng bắt được một cảnh đẹp đắt giá trời cho, đó là hình ảnh chiếc thuyền chài ngoài xa ẩn hiện sau làn sương mờ ảo buổi sáng đang tiến vào bờ. Anh giơ máy lên chụp lia lịa để không để lỡ cảnh đẹp hàon mỹ ấy. Nhưng đằng sau cái vẻ đẹp đắt giá, cái vè đẹp toàn bích ấy là hình ảnh một chồng vũ phu đang đánh đập vợ bằng chiếc thắt lưng da một cách dã man, ghê rợn trước sự chứng kiến của những đứa con. Thằng Phác – đứa con trai của họ không biết từ đâu lao tới giằng lấy chiếc thắt lưng đánh trả cha mình để bảo vệ mẹ. Trước cảnh tượng đó, Phùng ngạc nhiên đến sững sờ, không chịu được nữa anh đến ngăn cản nhưng bị người đàn ông đó đánh cho bị thương.

Phùng đã nhờ một người bạn cũ tên Đẩu – anh là chánh án tòa án huyện giúp đỡ. Đẩu đã mời người đàn bà ấy lên toàn án để khuyên nhủ chị ta bỏ lão chồng vũ phu, chấm dứt cảnh bạo lực gia đình ấy đi nhưng người đàn bà nhất quyết không chịu đồng ý. Cả Đẩu và Phùng đều hết sức ngạc nhiên trước quyết định này của chị ta. Nhưng khi nghe được câu chuyện của chị hai người mới vỡ lẽ, chỉ biết im lặng xót thương cho số phận của người đàn bà kia. Người đàn bà lại quay về với cuộc sống đời thường, với sự vất vả lo toan và với những trận đòn roi.

Phùng trở về thành phố nhưng trong lòng vẫn vấn vương câu chuyện của người đàn bà ấy. Tấm ảnh của anh được chọn và in vào bộ lịch của năm. Đó là một tấm ảnh đẹp, được treo ở nhiều nơi, nhưng chẳng ai biết được đằng sau bức ảnh ấy là một sự thật trần trụi đến đau lòng, chỉ có Phùng mới hiểu được và điều đó sẽ là kỷ niệm không thể nào quên với anh, với các bạn đọc. 

3.2. Chiếc thuyền ngoài xa tóm tắt (mẫu số 2)

Phùng một người nghệ sĩ nhiếp ảnh cũng là nhân vật chính của tác phẩm. Theo sự giao phó của cấp tren, anh tìm đến vùng biển trước kia anh từng chiến đấu để chụp một bộ ảnh cho bộ lịch năm mới. Sau nhiều ngày chờ đợi tìm kiếm, anh đã gặp được một cảnh đẹp hiến có, đó là hình ảnh con thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong làn sương mờ chuẩn bị cập bến. Anh giơ máy lên chụp lia lịa để không lỡ mất cảnh đẹp đắt giá ấy. Những tưởng đó là vẻ đẹp toàn bích, hoàn mỹ nhưng đằng sau nó là một cảnh tượng trái ngược hoàn toàn với vẻ đẹp ấy. Anh bắt gặp cảnh tượng một người chồng vũ phu đang đánh vợ một cách dã man, đứa con trai vì muốn bảo vệ mẹ nên đã chạy đến đánh lại cha của nó. Phùng cũng thấy bất bình nên đã tiến đến can ngăn nhưng bị người đàn ông đó đánh cho bị thương. Anh đành nhờ người bạn cũ tên Đẩu đang làm chánh án huyện giúp đỡ. Sau đó Đẩu mời người đàn bà đó lên khuyên nhủ chị ta bỏ chồng nhưng chị ta chắp tay van xin và nhất quyết khôg chịu bỏ chồng. Đẩu và Phùng thấy bất lực trước sự việc đó, nhưng khi nghe câu chuyện đằng sau sự vũ phũ và lí do không thể bỏ chồng của người đàn bà cả hai mới vỡ lẽ. Người đàn bà lại trở về tiếp tục với cuộc sống thường ngày, Phùng thì trở lại thành phố. Bức ảnh của anh đã được cấp trên chọn và được treo ở nhiều nơi, nhưng trong lòng anh vẫn man mác nỗi buồn, thương thay cho số phận người đàn bà làng chài.  

3.3. Tóm tắt văn bản chiếc thuyền ngoài xa (mẫu số 3)

Truyện kể về nhân vật Phùng được trưởng phòng giao cho nhiệm vụ chụp một bộ ảnh cho bộ lịch năm mơi. Anh đã đi về vùng biển miền Trung nơi anh đã từng chiến đấu để tác nghiệp. Sau nhiều ngày phục kích cuối cùng anh đã bắt gặp được một cảnh đẹp trời cho đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa ẩn hiện trong làn sương sớm đang dần cập bến. Đó là một cảnh tượng đắt giá nên anh không thể bỏ lỡ. Nhưng sau cái vẻ đẹp mà anh coi là hoàn mỹ ấy là một cảnh tượng vô cùng đau lòng. Từ chính chiếc thuyền đó bước ra một người đàn ông và một người đàn bà, người đàn ông rút chiếc thắt lưng da ra quật, đánh đập dã man vào người đàn bà, nhưng người đàn bà lại không phản kháng hay bỏ chạy. Đứa con trai từ đâu chạy ra vì muốn bảo vệ mẹ mà đánh trả lại người cha. Ngày hôm sau cảnh tượng ấy lại diễn ra lần nữa, lần này Phùng đã ra ngăn cản nhưng chính anh cũng bị người đàn ông đánh cho bị thương. Anh phải nhờ đến chánh án Đẩu-người bạn cũ của Phùng giúp đỡ. Đẩu mời người đàn bà đó lên huyện khuyên nhủ chị ta bỏ chồng, thoát khỏi cảnh bạo lực gia đình, nhưng chị ta lạivan xin và nhất định không chịu li hôn. Chị ta kể cho Phùng và Đẩu nghe về lí do chị quyết định như vậy, lúc này cả hai chỉ biết im lặng ngậm ngùi thương thay cho số phận của chị. 

Phùng trở về nơi làm việc, bức ảnh của anh cũng được chọn và được treo nhiều nơi. Tuy nhiên, mỗi lần nhìn lại tấm ảnh, Phùng đều thấy hiện lên cái vẻ đẹp đẽ của ánh sương mai và thấy hình ảnh người đàn bà làng chài nghèo khổ, lam lũ bước ra từ tấm ảnh.

3.4. Tóm tắt truyện chiếc thuyền ngoài xa (mẫu số 4)

Để hoàn thành bộ lịch ngày Tết về chủ đề biển mà trưởng phòng giao, Phùng – người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã trở về bãi biển miền Trung nơi mà anh cùng đồng đội đã từng chiến đấu. Sau gần một tuần phục kích, Phùng đã bắt gặp và chụp được một bức ảnh vô cùng đẹp, đẹp đến mức hoàn mỹ đó là hình ảnh một chiếc thuyền đang tiến vào bờ ẩn hiện trong làn sương sớm. Khi đang say mê với vẻ đẹp ấy, Phùng bắt gặp một hình ảnh trái ngược hoàn toàn với vẻ đẹp anh vừa bắt gặp. Từ trên chiếc thuyền ấy bước ra một người đàn bà và một người đàn ông, sau đó là cảnh tượng bạo lực gia đình dã man, ghê rợn. Mấy ngày sau cảnh tượng đó lại một lần nữa diễn ra, chẳng biết từ đâu ra, thằng Phác-đứa con trai của họ chạy đến, vì bảo vệ mẹ mà nó đánh trả lại người cha, sau đó bị cha tát một cái như trời giáng.

Ba hôm sau, Phùng lại một lần nữa chứng kiến cảnh lão đàn ông đang đánh vợ, cô chị gái đang giằng lấy con dao găm mà Phác định dùng làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Phùng không chịu được nữa xông ra can ngăn nhưng chính anh cũng bị lão đàn ông đánh cho bị thương. Anh nhờ đến sự giúp đỡ của chánh án Đẩu-bạn cũ của anh giúp đỡ. Đẩu mời người đàn bà lên tòa án, hai người ra sức khuyên nhủ chị ta li hôn nhưng chị ta không đồng ý. Sau khi nghe lí do của chị hai người mới vỡ lẽ. Phùng trở về thành phố, bức ảnh của anh cũng chọn chọn cho bộ lịch Tết, nhưng lòng anh vẫn vấn vương, man mác nỗi buồn mỗi khi nhìn lại tấm ảnh đó.

3.5. Tóm tắt bài chiếc thuyền ngoài xa (mẫu số 5)

Truyện kể về nhân vật Phùng, người nghệ sĩ nhiếp ảnh đi tác nghiệp tại vùng biển miền Trung nơi trước kia anh đã từng chiến đấu. Sau nhiều ngày tìm kiếm, Phùng đã bắt gặp được một cảnh đắt giá trời cho đó là hình ảnh con thuyền ngoài xa trong làn sương mờ ẩn hiện đang cập bến. Khi vào bờ anh lại bắt gặp một cảnh tượng đau lòng, người đàn ông đánh đánh đập người đàn bà không chút nương ta, người đàn bà không phản kháng cũng không bỏ chạy. những ngày sau sự việc vẫn cứ lặp lại, đứa con trai vì muốn bảo vệ mẹ nên đã đánh lại cha mình. Phùng thấy thế nên lao vào can ngăn thì bị người đàn ông đó đánh bị thương.
Chánh án Đẩu-bạn cũ của Phùng đã mời người đàn bà lên tòa án huyện, cả hai khuyên giải chị ta li hôn chồng nhưng chị ta nhất định từ chối. Người đàn bà đã kể về câu chuyện của mình và lí do chị quyết định như vậy, nghe xong hai người lặng im, không biết nói gì. Phùng trở về với bộ ảnh đẹp trong tay, bức ảnh cũng được chọn làm bộ lịch Tết, nhưng tận sâu trong anh vẫn luôn có nỗi niềm thương cảm cho số phận người đàn bà làng chai mỗi khi nhìn bức ảnh.

Như vậy, qua bài viết này các bạn đã có thể nắm vững được toàn bộ nội dung cần thiết để hiểu và phân tích tác phẩm “Chiếc chuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu trong chương trình ngữ văn lớp 12. Chúc các bạn học tốt.

XEM THÊM:

5 bài văn mẫu: Kết bài chiếc thuyền ngoài xa

Chi tiết bài: Phân tích chiếc thuyền ngoài xa