Tóm tắt kiến thức dọn về làng Nông Quốc Chấn

1278
Tóm tắt kiến thức dọn về làng
Tóm tắt kiến thức dọn về làng
5/5 - (1 bình chọn)

Tóm tắt kiến thức về tác phẩm Dọn về làng của Nông Quốc Chấn trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn nắm bắt được kiến thức trọng tâm nhanh hơn, rút ngắn được thời gian tìm hiểu, học tập. Hãy cùng tham khảo nhé.

Tham khảo thêm: Soạn bài đọc thêm Dọn về làng

1. Tổng quan về tác giả Nông Quốc Chấn

1.1. Tiểu sử tác giả

  • Nông Quốc Chấn tên khai sinh Nông Văn Quỳnh, sinh năm 1923 là người dân tộc Tày tại xã Châu Khê (nay là xã Cốc Đán), huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn.
  • Ông đã tham gia hoạt động cách mạng từ trước cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
  • Ông từng giữ nhiều vai trò quan trọng trong lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật: Chủ tịch Hội Văn Nghệ khu Việt Bắc, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin…

1.2. Sự nghiệp văn học của tác giả

Trong thơ của Nông Quốc Chân mang cảm xúc dạt dào, chân thành, chất phác, lời thơ hóm hỉnh mang nét riêng biệt trong suy tư và lối diễn đạt của người miền núi: giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh.

1.2.1. Các tác phẩm nổi bật

  • Tiếng ca người Việt Bắc (1959)
  • Đèo gió (1968)
  • Suối và biển (1984)
  • Việt Bắc đánh giặc
  • Tiếng lượn cần Việt Bắc
  • Dám kha Pác Bó…

2. Tổng quan về bài thơ dọn về làng

2.1. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ

Bài thơ Dọn về làng được viết vào mùa đông 1950, khi toàn dân tacđang đứng lên, đoàn kết chống lại thực dân Pháp. Bài thơ được Nông Quốc Chấn viếtbằng tiếng Tày sau đó ông tự dịch ra Tiếng Việt.

2.2. Bố cục bài thơ dọn về làng

Bài thơ được chia làm 2 phần:

  • Phần 1 (từ đầu đến “Băm xương thịt mày, tao mới hả!” ): Nói lên những tội ác của thực dân Pháp và nỗi thống khổ cùng cực của nhân dân bật lên thành nỗi căm thù.
  • Phần 2 (còn lại): Thể hiện niềm vui mừng, phấn khởi của nhân dân khi quê hương được giải phóng.

2.3. Giá trị nội dung bài dọn về làng

  • Vẽ lên bức tranh hiện thực đầy sinh động của nhân dân vùng Cao – Bắc – Lạng trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp đầy gian khổ.
  • Nói lên hai mảng tối và sáng của bức tranh: tối là cuộc sống khổ cực bị giặc áp bức, bóc lột của người dân; sáng là cuộc sống hồi sinh, vươn dậy mạnh mẽ sau ngày được giải phóng.
  • Thể hiện hi vọng, niềm tin vào một tương lai tươi sáng của quê hương và ý chí sắt đá, quyết tâm chống giặc ngoại xâm để giành lại sự thanh bình của nhân dân miền núi.

2.4. Giá trị nghệ thuật của bài thơ

  • Hình ảnh thơ vô cùng chân thực và sinh động.
  • Giọng thơ hồn nhiên, chất phác đậm chất người dân tộc miền núi.
  • Vần thơ giản dị, tự nhiên và giàu hình ảnh.

2.5. Thể thơ

  • Tự do

Trên đây là toàn bộ nội dung kiến thức tác phẩm “Dọn về làng”, mong rằng nó hữu ích và giúp các bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức để học tập tốt hơn. Chúc các bạn luôn học tốt!

XEM THÊM:

Chi tiết: SOẠN VĂN 12 BÀI THƠ DỌN VỀ LÀNG

Văn mẫu: Kết bài bài thơ dọn về làng

Chi tiết soạn bài tất cả các tác phẩm văn học trong chương trình học lớp 12: Tại đây