Kết bài bài thơ dọn về làng Nông Quốc Chấn hay nhất

1182
Kết bài bài thơ dọn về làng
Kết bài bài thơ dọn về làng
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết dưới đây là các mẫu kết bài phân tích bài thơ “Dọn về làng” hay nhất được chọn lọc kỹ càng, hãy cùng tham khảo nhé.

Tham khảo thêm: kết bài Dọn về làng

1. Mẫu kết bài phân tích bài thơ “Dọn về làng” (số 1)

Qua phân tích trên ta thấy cái hay của “Dọn về làng” là ở giọng thơ mộc mạc, chân chất, bình dị với những chi tiết chọn lọc cảm động. Nỗi đau thương thời kháng chiến và niềm vui được giải phóng cùng hình ảnh quê hương đang từng bước hồi sinh được tác giả thể hiện một cách thật giản dị, cảm động đáng yêu. “Dọn về làng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu, là thành tựu đáng tự hào của thơ ca trong thời kỳ kháng chiến thời chống Pháp. Tự hào hơn nữa vì đó là lời ca, là bông hoa rừng đẹp đẽ của đứa con thân yêu người dân tộc Tày. Dù đã trải qua bao nhiêu năm tháng, bao nhiêu thế hệ nhưng bài thơ vẫn để lại cho chúng ta nhiều niềm xúc động.

2. Mẫu kết bài dọn về làng (mẫu số 2)

“Dọn về làng” là một bài thơ hay, tiêu biểu nhất của Nông Quốc Chấn, với giá trị hiện thực sâu sắc tái hiện lại quá khứ đầy đau thương mà anh dũng của dân tộc đồng thời thể hiện niềm vui mừng, phấn khởi, niềm hạnh phúc dâng trào khi quê hương được hoàn toàn giải phóng, núi rừng Tây Bắc giờ đây đã không còn phải nghe tiếng bom, tiếng sung của giặc. Qua đó ca ngợi sức sống tiềm tàng, sự vươn dậy mạnh mẽ, sự hồi sinh nhanh chóng của đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc sau chiến tranh.

3. Kết bài bài thơ dọn về làng (mẫu số 3)

Nông Quốc Chấn qua bài thơ “Dọn về làng”  đã tái hiện lại những đau thương của nhân dân ta trong thời kỳ chiến đấu chống thực dân Pháp và nói lên nỗi niềm vui mừng, hạnh phúc, sự phấn khởi tột cùng khi quê hương, đất nước hoàn toàn được giải phóng. Đồng thời còn ca ngợi sự hồi sinh mạnh mẽ của đất nước sau khi bước vào thời kỳ đổi mới sau chiến tranh. Với hình ảnh thơ chân thực, sinh động, giọng thơ mộc mạc, giản dị tự nhiên mang đậm chất người dân tộc miền núi của Nông Quốc Chấn, bài thơ đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc, cũng như đóng góp vào thành tựu của nền văn học nước nhà một tác phẩm đặc sắc.

4. Kết bài soạn bài đọc thêm dọn về làng (mẫu số 4)

Bài thơ “Dọn về làng” của Nông Quốc Chấn là một tác phẩm minh chứng cho lịch sử nước nhà nói chung và cho nhân dân vùng Cao – Bắc – Lạng nói riêng, đó là lời ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường của nhân dân ta trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, khổ cực. Qua đó, thức đẩy, tạo động lực cho thế hệ trẻ hôm nay quyết tâm học tập, rèn luyện đạo đức thật tốt để trở thành những người chiến sĩ giỏi trong thời bình và cùng nhau xây dựng một đất nướ ngày càng phát triển giàu đẹp hơn.

5. Kết bài dọn về làng ngữ văn 12 (mẫu số 5)

Như vậy, cảm hứng chủ đạo xuyên suốt bài thơ đó là tình yêu quê hương đất nước sâu nặng. Bằng những hình ảnh chân thực sinh động và giọng thơ mộc mạc, tự nhiên chân thực đậm chất dân tộc của Nông Quốc Chấn bài thơ đã tái hiện rõ nét nỗi đau thương của dân tộc trong thời kỳ kháng chiến, vạch rõ những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra đồng thời thể hiện niềm vui mừng, phấn khởi khi đất nước giành lại tự do, sự vươn dậy mạnh mẽ của quê hương mình. Bài thơ xứng đáng là một thi phẩm, một thành tựu to lớn góp phần làm lên sự đa dạng cho nền văn học Việt Nam.

Trên đây là 5 mẫu kết bài phân tích bài thơ “Dọn về làng” của Nông Quốc Chấn hay nhất. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể tìm cho mình một cách kết bài thật hay để kết thúc bài phân tích của mình thật trọn vẹn. Tham khảo các mẫu mở bài phân tích bài thơ “Dọn về làng” Tại Đây.

XEM THÊM:

Chi tiết: Tóm tắt kiến thức bài thơ dọn về làng

Văn mẫu: Mở bài bài thơ dọn về làng Nông Quốc Chấn

Chi tiết: Soạn bài đọc thêm dọn về làng

Soạn văn tất cả các tác phẩm văn học lớp 12: Tại đây