Kỳ thi đánh giá năng lực hướng tới nhiều mục đích

1282
Mục đích hướng tới của kỳ thi đánh giá năng lực
Mục đích hướng tới của kỳ thi đánh giá năng lực
5/5 - (1 bình chọn)

Mục đích hướng tới của kỳ thi đánh giá năng lực

Năm 2021, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã  tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) cho học sinh Trung học phổ thông (THPT) phục vụ nhiều mục đích. Dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học đo lường chất lượng giáo dục đã được áp dụng đối với bài thi ĐGNL các năm 2015 và 2016, ĐHQGHN đã giao cho Trung tâm Khảo thí là đơn vị chuyên môn xây dựng bài thi ĐGNL cho học sinh THPT.

Khác với những năm trước đây, bài thi ĐGNL trong giai đoạn tới sẽ tiếp cận theo hướng đánh giá năng lực học sinh một cách toàn diện hơn và phù hợp với khoa học khảo thí hiện đại. Ba nhóm năng lực chính cần đánh giá đó là: nhóm sáng tạo và giải quyết vấn đề, Nhóm năng lực Toán, logic, tính toán, xử lý số liệu, tiếng Việt, tư duy ngôn ngữ, lập luận, nhóm Tự khám phá và ứng dụng công nghệ/khoa học (tự nhiên-xã hội).

Do đó, kết quả bài thi ĐGNLsẽ  hướng tới nhiều mục đích: Đánh giá năng lực học sinh để phân loại sau khi tốt nghiệp THPT, dự báo chất lượng nhân lực phổ thông, tư vấn cho hoạt động dạy và học, đảm bảo chất lượng giáo dục, hướng nghiệp cho học sinh, phục vụ công tác tuyển sinh và dự báo kết quả học tập bậc đại học …

Những điểm mới trong bài thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia Hà nội năm 2022 so với năm 2015-2016

Bài thi ĐGNL tiếp cập theo hướng phi truyền thống (đó là học và thi theo khối hay tổ hợp) nhằm mục đích đánh giá toàn diện năng lực học sinh đang theo học chương trình giáo dục phổ thông cũ và tiếp nối chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Do đó, bài thi ĐGNL không chỉ đơn thuần phục vụ tuyển sinh đại học như giai đoạn 2015-2016.

Về cấu trúc, bài thi gồm 3 hợp phần: Phần 1: Tư duy định lượng (50 câu làm trong 75 phút), Phần 2: Tư duy định tính (50 câu trong 60 phút), Phần 3: Khoa học (50 câu thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội thực hiện trong 60 phút).

Thí sinh làm bài thi trên máy tính, câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan (chọn 1 trong 4 đáp án) và câu hỏi điền đáp án, với tổng thời gian làm bài là 195 phút, điểm tối đa 150 điểm.

Việc chấm điểm được thực hiện theo quy trình: Câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai không trừ điểm. Điểm thi từng phần và tổng điểm sẽ được công bố ngay sau khi hoàn thành bài thi, và tra cứu kết quả thi trên website của Trung tâm khảo thí. Giấy chứng nhận kết quả thi được gửi về cho thí thí sinh sau 14 ngày dự thi.

Quy mô của kỳ thi ngày càng mở rộng

Từ năm 2020, Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN đã được giao là đơn vị chuyên môn tổ chức kỳ thi ĐGNL học sinh THPT một cách chuyên nghiệp, tiết kiệm chi phí xã hội, đảm bảo tối đa quyền lợi cho học sinh.

Tính đến nay, trung tâm khảo thí đang xây dựng kịch bản chi tiết cho các đợt thi năm 2022. Đề thi được chắt lọc từ hơn 15.000 câu hỏi của ngân hàng đề thi ĐGNL . Với số lượng câu hỏi phong phú như vậy sẽ đảm bảo tính toàn diện của kỳ thi, đáp ứng sự cân bằng độ khó dễ của từng đề thi cho mỗi học sinh tham dự nhiều đợt trong năm. Bài thi mẫu sẽ được công bố sớm để thí sinh nắm bắt và ôn luyện.

Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN sẽ tổ chức nhiều đợt thi, thí sinh được lựa chọn ngày thi, ca thi, đợt thi phù hợp với kế hoạch cá nhân. Bên cạnh đó thí sinh còn được thay đổi thời gian thi trước 14 ngày dự thi. ĐHQGHN đã áp dụng tối đa công nghệ thông tin để tăng tính chủ động cho thí sinh và tiết kiệm chi phí xã hội.

Căn cứ vào tình hình thực tế, đơn vị tổ chức thi sẽ xác định quy mô phù hợp với từng đợt thi, điểm thi. Theo báo cáo của Trung tâm Khảo thí, năm 2022, quy mô dự kiến khoảng 30.000 thí sinh đăng ký dự thi, chủ yếu ở địa bàn Hà Nội.

Thí sinh và các cơ sở giáo dục đại học sẽ sử dụng kết quả bài thi này như thế nào?

Như thông tin trên, bài thi ĐGNL phục vụ nhiều mục đích trong đó có sử dụng để tuyển sinh đại học và hướng nghiệp cho học sinh. Công tác thi và tuyển sinh là hoàn toàn riêng biệt. Tất cả các chương trình đào tạo của các đơn vị thuộc ĐHQGHN sẽ dành chỉ tiêu, tiêu chí phù hợp để xét tuyển đối với những thí sinh sử dụng kết quả bài thi này bên cạnh các phương thức xét tuyển đã áp dụng năm nay. Đối với các trường bên ngoài, ĐHQGHN  sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, kết quả bài thi ĐGNL phục vụ cho công tác xét tuyển. bởi vì công tác thi và tuyển tách biệt hoàn toàn.

Riêng đối với công tác tuyển sinh đại học, việc giảm tỉ lệ ảo luôn là điều được quan tâm nên nếu các trường đại học cùng liên kết, phối hợp tuyển sinh sẽ hạn chế được lượng thí sinh ảo từ các nguồn xét tuyển khác nhau. ĐHQGHN sẽ tạo mọi điều kiện để công tác xét tuyển và lọc ảo diễn ra thuận lợi.

XEM THÊM: