Kết bài phân tích Nhớ Đồng | Tố Hữu

1210
Kết bài phân tích Nhớ Đồng
Kết bài phân tích Nhớ Đồng
5/5 - (1 bình chọn)

Kết bài phân tích Nhớ Đồng (mẫu 1)

 Nhớ đồng là bài thơ đã góp phần diễn tả thành công tâm trạng của người tù cộng sản, đó là những cảm xúc hết sức chân thực với  những nỗi nhớ thương cứ lặp đi lặp lại  và thể hiện khao khát tự do cháy bỏng cùng với đó là tình yêu quê hương sâu sắc của người thanh niên yêu nước đang sục sôi đầy nhiệt huyết. Từ chính những cảm xúc đó càng thôi thúc tác giả quyết tâm nung nấu ý chí để vượt lên khó khăn và thách thức.

Kết bài phân tích Nhớ Đồng hay (mẫu 2)

 Những vần thơ như vậy trong Nhớ đồng nói riêng và tập thơ Từ ấy nói chung đã giúp ta thêm hiểu và trân trọng thế hệ cha anh, sẽ mãi còn vang ngân trong lòng của các thế hệ tương lai.

Kết bài phân tích Nhớ Đồng hay nhất (mẫu 3)

  Bài thơ Nhớ đồng đã biểu hiện một cách rất  chân thành và sinh động tâm tư của một nhà cách mạng trẻ tuổi bị lâm vào cảnh tù ngục. Nỗi khao khát cuộc sống tự do với  tình cảm thương nhớ đồng quê và  thương nhớ những người thân yêu… được biểu hiện bằng những hình ảnh và  âm thanh sống động trong trẻo.

Kết bài hay phân tích Nhớ Đồng (mẫu 4)

  Bài thơ “Nhớ đồng” Tố Hữu đã diễn tả thành công tâm trạng của người tù cộng sản. Những nỗi nhớ thương da diết đến cháy bỏng cứ thế  lặp đi lặp lại thể hiện khao khát tự do cháy bỏng và tình yêu quê hương sâu sắc của người thanh niên yêu nước đang sục sôi đầy nhiệt huyết. Đó cũng chính là nguồn động lực thúc đẩy người chiến sĩ và  thi sĩ dấn thân vì sự nghiệp cách mạng giải  để phóng quê hương đất nước này.

Kết bài hay nhất Nhớ Đồng (mẫu 5)

Nhớ đồng  với cái tên bài thơ đã mở ra đầy nhớ thương. Nhưng bài thơ không chỉ có tâm trạng nhớ quê, nhớ những con người say mê lí tưởng và khát khao tự do. Đấy cũng là nét đẹp trong phẩm chất của người chiến sĩ  trong thơ  của Tố Hữu nói riêng và những người chiến sĩ cách mạng Việt Nam nói chung.

THAM KHẢO THÊM: Soạn văn 11 bài nhớ đồng