BỘ GD & ĐT ĐỀ NGHỊ MỞ RỘNG HÌNH THỨC TUYỂN SINH

1171
Bộ giáo dục vào đào tạo mở rộng hình thức tuyển sinh
Bộ giáo dục vào đào tạo mở rộng hình thức tuyển sinh
5/5 - (1 bình chọn)

Bộ giáo dục và đào tạo ( GD&DT) khuyến khích các trường Đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) tự chủ tuyến sinh, mở rộng hình thức tuyển sinh, kết quả của kỳ thi THPT quốc gia chỉ dùng làm công cụ sàng lọc sơ tuyển, không nên dùng để tuyển sinh.

Theo Luật Giáo dục Đại học (ĐH) sửa đổi, quyền tự chủ tuyển sinh cho phép các trường ĐH mở rộng nhiều phương thức tuyển sinh nhằm chọn ra số lượng thí sinh phù hợp với các tiêu chí của từng trường đề ra. Các trường được tự xác định chỉ tiêu, xác định các điều kiện tuyển sinh, lập đề án tuyển sinh và tham gia các nhóm tuyển sinh hoặc tuyển sinh độc lập.

PGS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT cho biết trong giai đoạn 2022 – 2025, việc tuyển sinh ĐH sẽ được thực hiện theo xu hướng đẩy mạnh trách nhiệm tự chủ cho các cơ sở giáo dục ĐH Theo đó, một số trường ĐH, CĐ trên cả nước đã hồ hởi phương án tổ chức thi riêng. Tính tới thời điểm này, 2 kỳ thi riêng là: Kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) do Đại học quốc gia ( Hà nội và TP.HCM) tổ chức và kỳ thi đánh giá tư duy do ĐH Bách khoa Hà nội tổ chức đã nhận được sự tin tưởng và hưởng ứng tích cực từ các cơ sở giáo dục cũng như đạt được mục tiêu mà bộ GD&ĐT đặt ra.

Vậy bộ GD&ĐT đặt ra kỳ vọng gì về kỳ thi đánh giá năng lực và kỳ thi Kiểm tra tư duy?

  • Đầu tiên đó là mục tiêu đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh: Bộ GD&ĐT cũng khuyến cáo các trường đại học, ngành học có tính cạnh tranh cao chỉ nên sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển.  Sau đó để phân loại đối tượng tuyển chọn tốt hơn cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung. Do đó kết quả của các kỳ thi riêng này được lựa chọn làm một trong các hình thức xét tuyển nhằm đánh giá trình độ khả năng và phân loại thí sinh, góp phần lựa chọn được những thí sinh có đủ tiêu chuẩn, phù hợp với đặc thù của các chương trình đào tạo.
  • Đánh giá chất lượng đầu vào của các cơ sở giáo dục Đại học: hai bài thi này nhằm mục đích kiểm tra năng lực toàn diện của thí sinh do đó nếu thông qua bài thi này tức là thí sinh đã có đủ năng lực, đáp ứng được các yêu cầu đầu vào của các trường ĐH,CĐ. Như vậy, các trường sẽ tìm được các thí sinh có tiềm năng, từ đó chất lượng đào tạo cũng tốt hơn.
  • Tăng cơ hội trúng tuyển cho các thí sinh: tham gia kỳ thi ĐGNL giúp thí sinh tăng khả năng trúng tuyển vào ĐHQG, bên cạnh đó nếu đạt được điểm cao trong kỳ thi này sẽ được nhiều trường đại học sử dụng để xét tuyển. Hiện nay đã có hơn 80 trường sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển.

Kỳ thi đánh giá năng lực có tác động như thế nào tới kỳ thi THPT quốc gia?

Kỳ thi ĐGNL được tổ chức trước khi diễn ra kỳ thi THPT quốc gia vì thế việc ôn luyện cho kỳ thi này cũng chính là ôn luyện cho kỳ thi THPT quốc gia. Bên cạnh đó, sau khi trải qua kỳ thi ĐGNL các thí sinh đã làm quen với áp lực thi cử, kỹ năng làm bài thi từ đó sẽ có tâm lý thoải mái hơn khi tham gia kỳ thi THPT quốc gia.

Với những thí sinh chưa đạt được kết quả tốt trong kỳ thi ĐGNL, các bạn sẽ tìm ra được định hướng ôn luyện, tiếp tục cố gắng trau dồi kiến thức để chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. Còn đối với những thí sinh đã đạt kết quả cao trong kỳ thi này thì kỳ thi THPT quốc gia sẽ nhẹ nhàng và bớt áp lực hơn.

Đăng ký thông tin để được cấp tài khoản học, ôn luyện kiến thức, làm đề thi thử miễn phí trên hệ thống website, app mobile của hoctot nhé. Bạn đang xem bài viết BỘ GD&ĐT ĐỀ NGHỊ MỞ RỘNG HÌNH THỨC TUYỂN SINH 2022.