Kết bài phân tích đất nước của nguyễn khoa điềm – TOP 5 mẫu kết bài hay

1563
Kết bài phân tích đất nước của nguyễn khoa điềm
Kết bài phân tích đất nước của nguyễn khoa điềm
5/5 - (1 bình chọn)

Kết bài là phần cuối cùng trong một bài văn để tổng kết lại nội dung của toàn bài, nó có vai trò quan trọng trong việc tạo lên một bài văn hoàn chỉnh, vì vậy để bài văn của mình đạt điểm cao các bạn hãy nên có một kết bài thật ấn tượng. Cùng tham khảo một số mẫu kết bài phân tích “Đất nước”của Nguyễn Khoa Điềm trong bài viết dưới đây nhé.

Tham khảo thêm: Kết bài Đất Nước

1. Mẫu kết bài Đất nước Nguyễn Khoa Điềm (số 1)

Qua những góc nhìn đa dạng từ nhiều phương diện, cùng cách cảm nhận hết sức bình dị nhưng lại vô cùng mới mẻ bằng việc sử dụng khéo léo, sáng tạo và sự kết hợp nhuần nhuyễn các chất liệu văn học truyền thống, phong tục tập quán, Nguyễn Khoa Điềm đã đưa ra một quan điểm vô cùng mới mẻ về chủ đề đất nước – chủ đề muôn thuở bao trùm xuyên suốt trong tiến trình văn học Việt Nam. Quan niệm về cội nguồn đất nước của Nguyễn Khoa Điềm mang dấu ấn riêng biệt của sự chiêm nghiệm, triết lí sâu sắc, suy tư sâu lắng, từ đó có cái nhìn toàn vẹn, nổi bật, mới mẻ hơn đó là tư tưởng cốt lõi về đất nước: “Đất Nước của nhân dân”, nhân dân chính là người làm chủ, người kiến tạo, người làm nên đất nước.

2. Kết bài phân tích đất nước của nguyễn khoa điềm (số 2)

Thật vậy, nhân dân chính là người tạo dựng lên và là chủ nhân của đất nước, vì vậy đất nước này là của nhân dân. Tư tưởng của tác giả rất mới mẻ, tiến bộ, rất đời thường nhưng lại rất sâu sắc. Với những lý lẽ và dẫn chứng đầy thuyết phục, Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định được vai trò vô cùng to lớn của đất nước trong cuộc sống của mỗi con người. Bài thơ đã khép lại nhưng những hình ảnh về đất nước tươi đẹp ấy vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc.

3. Kết bài phân tích bài đất nước nguyễn khoa điềm (mẫu số 3)

Từ những hình ảnh rất đỗi thân quen trong văn học dân gian cùng với giọng thơ ngọt ngào đằm thắm, bài thơ như lời kể chuyện tâm tình, thủ thỉ, Nguyễn Khoa Điềm đã gắn hình ảnh đất nước vào trong những câu chuyện cổ tích, câu ca dao, vào những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Cách cảm nhận vừa mới lạ vừa thân quen, vừa gần gũi vừa rất đỗi thiêng liêng, vừa cụ thể vừa trừu tượng …tạo lên dấu ấn, sự xúc động sâu sắc. Điều đó đã làm lên sự thành công của tác phẩm, và chính điều đó cũng nói lên phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm.

4. Kết bài bài thơ đất nước của nguyễn khoa điềm lớp 12 (mẫu số 4)

Như vậy, bằng việc sử dụng linh hoạt, khéo léo các thi liệu văn hóa dân gian qua các phong tục tập tập quán, các câu ca dao, tục ngữ, cùng giọng thơ mang chất trữ tình-chính luận, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo ra một nét dấu ấn, một nét đặc sắc cho bài thơ, cùng với không gian nghệ thuật đặc biệt đã làm nổi bật tư tưởng cốt lõi “Đất Nước của Nhân Dân”. Qua tư duy mới mẻ, tiến bộ của nhà thơ, Đất Nước được cảm nhận ở nhiều phương diện từ chiều sâu văn hóa, lịch sử, địa lí, đến chiều rộng của không gian cũng như chiều dài của thời gian. Bằng chính trải nghiệm, những triết lý sâu lắng của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo lên một tuyên ngôn vô cùng độc đáo về đất nước, từ đó làm thức tỉnh, kêu gọi thế hệ trẻ nhập cuộc, hòa mình vào công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm, đồng thời khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam.

5. Kết bài phân tích bài đất nước của nguyễn khoa điềm (mẫu số 5)

Đất nước – một đề tài muôn thuở của biết bao thi sĩ, nó cũng được coi là nguồn cảm hứng chủ đạo của thơ ca trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Nguyễn Khoa Điềm lấy cảm hứng từ lòng yêu nước của mình và dường như ông cũng đã nhận thức sâu sắc về vai trò quan trọng và sự đóng góp to lớn của nhân dân trong cuộc kháng chiến trường kỳ và vô cùng gian khổ, ác liệt này. Chính vì thế, nhà thơ đã phát triển tư tưởng đất nước của nhân dân từ trong văn học truyền thống lên một tầm cao mới, mang tính dân chủ sâu sắc. Sự kết hợp linh hoạt, nhuần nhuyễn chất liệu văn hóa dân gian từ ca dao, tục ngữ, cổ tích kết hợp với phong tục tập quán dân tộc tạo lên nét đặc sắc thẩm mĩ và thống nhất với tư tưởng  cốt lõi “đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại” của bài thơ.

Trên đây là 5 mẫu kết bài phân tích “Đất nước”  của Nguyễn Khoa Điềm hay, ngắn gọn mà vấn rất ấn tượng và bao quát được hết nội dung toàn bài phân tích, mong rằng từ đây các bạn có thể lựa chọn cho mình một cách kết bài để có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất.

THAM KHẢO:

Xem thêm: Mở bài đất nước của nguyễn khoa điềm

Xem thêm: Tóm tắt nội dung phân tích bài thơ đất nước của nguyễn khoa điềm

Soạn văn 12: Phân tích đất nước nguyễn khoa điềm