BÍ QUYẾT ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HIỆU QUẢ 2022

2950
Bí quyết ôn thi đánh giá năng lực
Bí quyết ôn thi đánh giá năng lực
3/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá năng lực không phải là kỳ thi mới đối với các bạn học sinh THPT, tuy nhiên về nội dung, cấu trúc đề cũng như các dạng câu hỏi trong bài thi thì còn khá xa lạ vì nó khác hoàn toàn so với các bài kiểm tra hay kỳ thi khác. Vì vậy không ít các bạn học sinh đang loay hoay tìm cho mình cách ôn thi sao cho hiệu quả và có thể đạt được đểm cao trong bài thi này. Vậy hãy để mình chia sẻ một vài bí quyết ôn thi dành riêng cho bài thi đánh giá năng lực này nhé.

Nắm chắc kiến thức cơ bản, sở hữu kiến thức nền sâu rộng sẽ là lợi thế rất lớn

  • Bài thi đánh giá năng lực chủ yếu được xây dựng theo hướng để đánh giá một cách toàn diện năng lực thí sinh chứ không hướng đến kiểm tra khả năng ghi nhớ kiến thức. Vì vậy, muốn đạt được điểm cao với bài thi này, các bạn phải tích lũy kiến thức nền và chịu khó tìm hiểu các nguồn thông tin qua sách vở, báo đài… 
  • Theo TS Nguyễn Quốc Chính là  Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lương đào tạo của ĐHQG P.HCM cho biết: “Bài thi đánh giá năng lực được xây dựng hoàn toàn theo định hướng đánh giá năng lực cơ bản của thí sinh (khả năng sử dụng ngôn ngữ, xử lý số liệu, tư duy logic và giải quyết vấn đề) chứ không phải đánh giá khả năng nhớ kiến thức của thí sinh. Do đó, bài thi có phạm vi kiến thức khá rộng, nó bao phủ gần như tất cả các môn học trong chương trình phổ thông. Không yêu cầu thí sinh thuộc kiến thức nên hầu hết các câu hỏi đều cung cấp kiến thức và yêu cầu thí sinh xử lý những kiến thức đó để trả lời các câu hỏi”.
  • Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi, thí sinh phải có phương pháp học tập khoa học, có hệ thống, học đều tất cả các môn, lập luận, đánh giá, phản biện chứ không chỉ chấp nhận kiến thức, đặc biệt không học tủ mà nên tiếp cận học tập theo hướng toàn diện. Việc học theo một cách đúng đắn cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt chứ không phải chi khi thi mới bắt đầu để tránh nhồi nhét kiến thức và hãy nên hệ thống hóa lại những kiến thức đã có.
  • Bạn Nguyễn Hữu Thiên Phú (TP.HCM, đạt 1.093 điểm trong bài thi đánh giá năng lực ĐH QG TPHCM năm 2019) chia sẻ lại kinh nghiệm: “Theo mình để đạt điểm cao ở kỳ thi Đánh giá năng lực, các bạn không cần phải học thuộc lòng kiến thức mà chỉ cần nắm chắc kiến thức nền tảng và biết cách vận dụng. Đặc biệt phải ôn tập tất cả các môn học ở THPT, vì mỗi mảng kiến thức đều hữu ích khi làm bài thi Đánh giá năng lực. Hãy luôn giữ nhịp độ làm bài, câu nào dễ, chắc chắn đáp án thì làm ngay, câu nào khó thì tư duy để loại trừ bớt đáp án rồi… đánh lụi”.

Không học tủ không nên tới lò luyện nếu tham gia kỳ thi đánh giá năng lực.

  • Đây là điều được giáo viên phụ trách kỳ thi đánh giá năng lực nói riêng và kỳ thi tuyển sinh nói chung của các trường như ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Quốc gia HN, ĐH Bách Khoa HN… đặc biệt nhấn mạnh.
  • TS Nguyễn Tiến Thảo – giám đốc Trung tâm khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội khi trả lời phỏng vấn đã phát biểu: “Số lượng câu hỏi trong ngân hàng đề thi của ĐH Quốc gia Hà Nội có tới 12.000 đến 15.000 câu. Do đó khi thi đảm bảo mỗi em sẽ có một đề thi riêng. Bài thi nhằm kiểm tra năng lực tư duy của thí sinh, vì thế sẽ cung cấp đủ thông tin để các em có thể phân tích và trả lời. Bài thi này nhằm chống lại cách học thuộc lòng, học vẹt cũng như học gì thi nấy kiểu ngày xưa. Chúng tôi khuyên thí sinh không nên đầu tư thời gian, tiền bạc vào các hay các trung tâm luyện thi, vì ngân hàng đề rất lớn nên họ sẽ không thể bao quát hết được.

Phải có phương pháp để ghi nhớ khối lượng kiến thức lớn, bao quát được nhiều chủ đề

  • Ông Nguyễn Quốc Chính khuyên các thí sinh: “để có thể nhớ, hiểu và vận dụng được một lượng kiến thức lớn thì các em phải hệ thống hóa được kiến thức, không nhớ kiến thức ở dạng dữ kiện số liệu rời rạc mà phải xác định được quy luật, hiểu được mối liên hệ giữa các số liệu dữ kiện và nắm rõ nguyên lý, bản chất chứ không phải nhớ hiện tượng.
  • Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện thường xuyên và liên tục chứ không thể “luyện” thành công trong một thời gian ngắn được”.

Hãy lưu ý các câu hỏi Toán, tư duy logic

  • Rất nhiều bạn thí sinh đã cảm thấy bỡ ngỡ về dạng bài tư duy logic, tính toán. Có thể nói đây là dạng bài khá lạ với học sinh THPT nếu không được tìm hiểu và làm quen từ trước. Các câu hỏi toán của thường phải suy luận vài ba bước mới đến được kết quả. Chính vì vậy, bài thi đòi hỏi tư duy logic của thí sinh. Cách ra đề có thể là hơi lạ so với các bài thi khác nhưng về bản chất thì nội dung không nằm ngoài kiến thức trung học phổ thông mà các bạn đã được học. Ví dụ, các câu hỏi sẽ liên quan đến các vấn đề thực tế, thí sinh phải vận dụng các kiến thức mà đã được học trong chương trình để trả lời. Chính vì vậy, việc nắm chắc kiến thức cơ bản rất quan trọng.
  • Bạn Nguyễn Thị Ngọc Trâm đạt 1050 điểm bài thi đánh giá năng lực ĐH QG TPHCM năm 2019 chia sẻ rằng: “Phần “lạ nhất” chính là phần logic nhưng mình vẫn tự tin làm hết. Bí quyết để làm tốt phần này chính là đọc và giải thật nhiều các “câu đố mẹo” có trên Internet, sau đó suy luận rồi loại trừ đáp án”.

Đăng ký lấy trọn bộ tài liệu đề thi đánh giá năng lực 2021 Đại Học Quốc Gia TP HCM và sử dụng hệ thống học trực tuyến FREE: TẠI ĐÂY

XEM THÊM: HƯỚNG DẪN CÁCH ÔN THI VÀ LÀM ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2022

 

Bạn đang xem bài viết BÍ QUYẾT ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HIỆU QUẢ 2022