Thứ Sáu, Tháng 7 4, 2025
spot_img

Một thiên thể tới từ không gian liên sao đang lao về phía chúng ta: đường kính lên tới 20 km, tốc độ 60.000 mét/giây


Thiên văn học vẫn tiếp tục mở rộng biên giới của nhận thức nhân loại. Theo xác nhận chính thức của các cơ quan vũ trụ trên thế giới, một sao chổi đến từ không gian liên sao, mang tên 3I/Atlas, đã chính thức được xác nhận đang lao qua Hệ Mặt Trời với vận tốc kinh ngạc lên tới 60 km/giây.

Tốc độ này đồng nghĩa với việc nó không bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn của Mặt Trời, khác với các sao chổi và tiểu hành tinh thường có nguồn gốc từ trong Thái Dương Hệ.

3I/ATLAS được phát hiện vào đầu tuần này, vừa mới được xác nhận là một vật thể liên sao – Ảnh: K Ly/Deep Random Survey/CC-BY-4.0-SA.

Với đường kính ước tính từ 10 đến 20 km, 3I/Atlas có thể là vật thể liên sao lớn nhất từng được con người phát hiện. Nó đã được hệ thống khảo sát ATLAS (do NASA tài trợ) lần đầu quan sát từ Hawaii vào ngày 18/6, và sau đó được truy vết ngược thời gian thông qua dữ liệu từ các kính thiên văn trên toàn thế giới.

Không giống như các sao chổi thông thường, vốn quay quanh Mặt Trời như những cư dân định cư lâu năm, 3I/Atlas không bị trói buộc bởi lực hấp dẫn của Mặt Trời. Quỹ đạo của nó cho thấy rõ: vật thể này đến từ một hệ sao xa xôi nào đó và đang tiếp tục rời đi, để lại cho giới khoa học một cơ hội thoáng qua để nghiên cứu những gì vượt ra khỏi biên giới hành tinh của chúng ta.

Các nhà khoa học như Jonathan McDowell và Richard Moissl tin rằng những “quả cầu băng” như 3I/Atlas hình thành cùng với các hệ sao khác trong dải Ngân Hà, trước khi bị lực hấp dẫn từ các ngôi sao gần đó “giải thoát” khỏi quỹ đạo, biến thành kẻ lang thang liên sao trong vũ trụ.

Xem thêm  Cỗ máy này cần số lượt quay để hoàn thành một vòng nhiều hơn cả số nguyên tử trong vũ trụ
Một thiên thể tới từ không gian liên sao đang lao về phía chúng ta: đường kính lên tới 20 km, tốc độ 60.000 mét/giây- Ảnh 2.

Quỹ đạo dự kiến của vật thể 3I/Atlas – Ảnh: Tony Dunn.

Hiện vật thể đang ở khoảng cách gần bằng khoảng cách từ Trái Đất đến sao Mộc, sẽ đi vào vùng quỹ đạo bên trong sao Hỏa nhưng không gây nguy cơ va chạm. Nếu được tạo chủ yếu từ băng, vốn có tính chất phản xạ ánh sáng mạnh, kích thước thực tế của 3I/Atlas có thể nhỏ hơn ước tính ban đầu. Tuy nhiên, độ sáng của nó dự kiến sẽ tăng lên vào tháng 10, và vẫn có thể được quan sát bằng kính thiên văn cho đến năm sau.

Sự xuất hiện của 3I/Atlas đánh dấu vị khách liên sao thứ ba từng được loài người nhận diện – sau ‘Oumuamua (2017) và 2I/Borisov (2019). Nhưng với tốc độ vượt trội, nó mang đến một cảm giác choáng ngợp hơn: bao nhiêu vật thể tương tự đang lặng lẽ đi ngang qua chúng ta mà không bị phát hiện?

Một thiên thể tới từ không gian liên sao đang lao về phía chúng ta: đường kính lên tới 20 km, tốc độ 60.000 mét/giây- Ảnh 3.

‘Oumuamua có hình dạng giống “điếu xì gà” – Ảnh: Đài Thiên văn Nam Âu/M. Kronmesser.

Theo ước tính, có thể có hàng vạn vật thể liên sao đang trôi dạt qua Hệ Mặt Trời, và sự kiện này càng củng cố vai trò của Đài quan sát Vera C. Rubin tại Chile, nơi có thể sớm biến việc phát hiện những “bóng ma vũ trụ” này thành điều thường nhật.

Dù việc phóng tàu vũ trụ tiếp cận 3I/Atlas là bất khả thi, nhưng việc quan sát nó vẫn là một cơ hội bằng vàng để nghiên cứu vật chất ngoài Hệ Mặt Trời. Nếu một ngày nào đó, chúng ta phát hiện những hợp chất tiền sinh học như axit amin trên các vật thể như vậy, thì những câu hỏi về sự sống ngoài Trái Đất sẽ không còn là giả thuyết, mà là một khả năng có cơ sở vững chắc.

Xem thêm  Vòi rồng là gì? Giải mã những bí mật của vòi rồng

Trên internet, người ta trầm trồ trước sự hiện diện của vị khách tới từ không gian xa xôi, nhưng cũng có một số người bông đùa rằng, mọi sự sẽ khác khi 3I/Atlas bỗng bay chậm lại khi tiếp cận với Hệ Mặt Trời …



Nguồn Genk

Bài viết liên quan

Stay Connected

21,683Thành viênThích
2,707Người theo dõiTheo dõi
0Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Bài Viết Mới