Tóm tắt thuốc của lỗ tấn

1198
Tóm tắt thuốc của lỗ tấn
Tóm tắt thuốc của lỗ tấn
5/5 - (1 bình chọn)

Nhằm giúp các bạn học sinh dễ dàng hơn trong việc tổng hợp những kiến thức cơ bản cần thiết nhất của tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn, hoctot.net.vn đã tóm tắt lại toàn bộ kiến thức trọng tâm của tác phẩm trong bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về nhà văn Lỗ Tấn

1.1. Tiểu sử Lỗ Tấn

Lỗ Tấn (1881 – 1936) tên thật là Chu Chương Thọ sau đi học đổi thành Chu Thụ Nhân, quê ở thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Sinh ra trong một gia đình quan lại sa sút nên ông biết được những thối nát của xã hội phong kiến suy tàn.

Do nhà nghèo nên ông vào học tại trường Khai mỏ và trường Quân sự hàng hải để lấy học bổng.

Năm 1902, ông được đưa sang Nhật để học tiếp.

Năm 1904, ông học Y ở Sen-đai.

Năm 1906, khi chứng kiển cảnh dốt nát, ngu muội, hèn nhất của đồng bào mình qua màn ảnh, ông đã nghỉ học và chuyển sang hoạt động văn học, muốn dùng nó để nâng cao dân trí. Ông viết báo,dịch sách, nghiên cứu khoa học…

1.2. Sự nghiệp văn học của tác giả

Lỗ Tấn là ngời đầu tiên biến đổi hình thức truyện ngắn thành tạp văn.

Phong cách sáng tác: 

  • Ngòi bút của ông tập trung phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho người dân Trung quốc mê muội, dốt nát, lạc hậu, mê tín; phơi bày các hiện tượng bệnh hoạn của xã hội. 
  • Văn của ông giàu tính chiến đấu, vừa mang vẻ trữ tình lại vừa châm biếm.

Các tác phẩm của Lỗ Tấn: 

+ AQ chính truyện.

+ Gào thét.

+ Bàng hoàng… 

2. Tổng quan tác phẩm thuốc của lỗ tấn

2.1. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm

Thuốc” được viết vào năm 1919. Ra đời vào thời kì đất nước Trung Hoa đang bị xâu xé bởi các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật và cũng đúng là lúc cuộc vận động Ngũ tướng bùng nổ. Lúc đó, đất nước Trung Hoa rơi vào tình trạng nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục, ngu muội, hèn nhát cũng chính điều đó đã cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc

2.2. Bố cục thuốc lỗ tấn

Tác phẩm được chia làm 2 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến…Điên thật rồi!): Hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu và cái chết của Hạ Du.

+ Phần 2 (còn lại): Hình ảnh hai người mẹ đi thăm mộ con.

2.3. Ý nghĩa nhan đề

Nhan đề thuốc được hiểu theo 3 lớp nghĩa như sau:

Hiểu theo nghĩa đen thuốc ở đây chính là “chiếc bánh bao tẩm máu người” để chữa bệnh ho lao- một phương thuốc dân gian không có cơ sở khoa học => sự ngu dốt, lạc hậu, mê tín và thiếu hiểu biết về khoa học của người dân.

Một lớp nghĩa khác: Thuốc ở đây là phương thuốc điều trị bệnh ngu dốt, lạc hậu, mê muội của người dân.

Một lớp nghĩa nữa: Đó chính là phương thuốc tri bệnh thiếu hiểu biết về chính trị, khiến cho nhân dân và những người cách mạng rời xa nhau dẫn đến sự thất bại của các phong trào nổi dậy.

2.4. Giá trị nội dung của tác phẩm Thuốc

Tác phẩm phơi bày tình trạng ngu muội, dốt nát, hèn nhát, vô cảm của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ và thể hiện sự khâm phục, lòng xót thương đối với chiến sĩ cách mạng đã hi sinh.

Vạch ra căn bệnh “đớn hèn” của dân tộc Trung Hoa, nhân dân thì lạc hậu, mê tín, những người cách mạng thì rời xa với nhân dân, qua đó nhà văn muốn cảnh báo rằng: “Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc”.

2.5. Giá trị nghệ thuật

Ngôn từ cô đọng, súc tích, thấm thía, giàu hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.

Khéo léo trong việc lựa chọn ngôi kể chuyện làm cho truyện sinh động và giàu chất trữ tình hơn.

3. Tóm tắt thuốc của lỗ tấn ngắn gọn, đầy đủ

3.1. Tóm tắt thuốc của lỗ tấn (mẫu số 1)

Tác phẩm kể về hai gia đình, hai người con trai với hai số phận. Gia đình lão Hoa có một quán trà nhỏ, hai vợ chồng chỉ có một đứa con trai tên Thuyên bị mắc bệnh lao. Được bác cả Khang mách cho phương thuốc trị bệnh đó là “bánh bao tẩm máu người” .Mở đầu tác phẩm là hình ảnh sáng sớm lão Hoa đã dốc hết tiền của đi ra pháp trường mua chiếc bánh bao tẩm máu người với hi vọng có thể chữa khỏi bệnh cho đứa con trai. Khi nhận được chiếc bánh bao ấy ông đã sợ đến mức không dám đưa tay ra cầm, nhưng nghĩ đến đứa con trai ở nhà, ông mừng rỡ cầm chiếc bánh mang về. Về đến nhà, bà Hoa nướng chiếc bánh ấy trong bếp lửa rồi đưa cho thằng Thuyên ăn. Những người từ pháp trường về cũng vào ngồi trong quán trà của lão Hoa, ai cũng tin phương thuốc ấy hiệu nghiệm.

Sau đó trong quán trà họ bắt đầu bàn tán về Hạ Du và cái chết của anh. Hạ Du là người chiến sĩ cách mạng nhưng trong mắt họ anh là kẻ điên, kẻ khốn nạn.

Đoạn cuối tác phẩm là hình ảnh hai người mẹ ra thăm mộ đứa con trai của mình. Đó là bà Hoa và mẹ của anh Hạ Du. Một thời gian sau khi ăn chiếc bánh bao đó Thuyên cũng chết.  Hai ngôi mộ nằm ở hai phía, cách nhau bởi một con đường nhỏ, con đường ấy là ngăn cách mộ của người dân và mộ của những người tử tù, kẻ phạm tội. Mẹ Hạ Du thấy ngại ngùng không dám đối diện với bà Hoa, nhưng bất ngờ bà Hoa đã chủ động bước qua con đường ngăn cách kia để an ủi mẹ Hạ Du. Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du đã lóe lên hi vọng vào cuộc cách mạng bởi dường như đã có người đồng cảm, thấu hiểu những hi sinh của Hạ Du.

3.2. Tóm tắt thuốc của lỗ tấn (mẫu số 2)

Câu truyện được tóm tắt như sau:

Lão Hoa có một quán trà nhỏ, đứa con trai của họ bị bệnh lao rất nặng, được bác cả Khang mách cho một thứ thuốc rất kỳ quái là bánh bao tẩm máu người.

Truyện được bắt đầu bằng một buổi sáng sớm ảm đạm lão Hoa ra pháp trường đi mua thuốc cho con. Ra tới nơi, ông thấy người đi xem rất đông, ông phải chen mãi lão mới mua được thuốc.  Về nhà, bà Hoa-vợ lão Hoa đem bánh đi nướng và cho con trai ăn với hi vọng sẽ khỏi bệnh quái ác kia. Đám người vừa đi xem chém người tử tù về, vào quán trà nhà lão Hoa và bắt đầu bàn luận về Hạ Du-người tử tù vừa bị chém. Hạ Du là một người chiến sĩ cách mạng anh dũng nhưng những người đó lại coi anh là kẻ điên.

Đoạn cuối là hình ảnh của hai người mẹ đi ra thăm mộ con trong buổi sáng mùa xuân đó là bà Hoa Thuyên và mẹ Hạ Du. Thằng Thuyên – con trai của vợ chồng laoc Hoa cũng chết không lâu sau khi ăn chiếc bánh bao tẩm máu người kia.. Mộ nó và mộ của Hạ Du cách nhau một con đường đó là ranh giới tự nhiên giữa mộ của người chết chém chết tù và mộ của người nghèo. Bà Hoa bước sang để an ủi, động viên mẹ Hạ Du. Mẹ Hạ Du vô cùng ngạc nhiên khi thấy trên nấm mộ của anh có một vòng hoa màu trắng. Vòng hoa như thắp lên niềm tin vào cách mạng của nhân dân Trung Hoa, bởi dường như đã có người hiểu được những việc mà chiến sĩ cách mạng Hạ Du đã làm cho đất nước. 

3.3 Tóm tắt thuốc của lỗ tấn (mẫu số 3)

Vợ chồng lão Hoa có một quán trà nhỏ nằm gần kinh thành, hai người họ có một đứa con trai tên Thuyên bị bệnh lao rất nặng. Qua lời mách nước của bác cả Khang, sáng sớm Lão Hoa đi ra pháp trường để mua thuốc cho con trai. Phương thuốc ấy là “chiếc bánh bao tẩm máu” của người vừa bị chết chém. Người đến  xem rất đông, lão phải chen mãi mới mua được thuốc. Về đến nhà, lão đưa cho vợ nướng trong bếp lửa và cho Thuyên ăn với hi vọng con sẽ khỏi bệnh.

Đám đông vừa đi từ pháp trường về, vào quán trà nhà lão và bàn luận về người tử tù vừa bị chém – Hạ Du. Theo lời kể, Hạ Du là người theo đuổi lí tưởng cách mạng đánh đổ nhà Mãn Thanh để giành độc lập, chủ quyền dân tộc Trung Quốc, sau bị chú ruột tố giác nên bị bắt. Trong tù Hạ Du vẫn luôn không ngừng tuyên truyền tư tưởng cách mạng. Tuy nhiên, chẳng có một ai hiểu những điều Hạ Du làm, họ còn cho rằng anh bị điên.

Không lâu sau khi ăn chiếc bánh bao tẩm máu người đó Thuyên cũng chết.

Kết thúc tác phẩm là cảnh hai bà mẹ đi ra thăm mộ con vào tiết thanh minh trong một sáng mùa xuân. Đó là bà Hoa và mẹ của Hạ Du. Hiểu được nỗi đau mất con, bà Hoa bước qua con đường ngăn cách hai dãy mộ kia để an ủi mẹ Hạ Du. Cả hai đều rất ngạc nhiên khi thấy có vòng hoa đặt trên mộ của Hạ Du. Hình ảnh vòng hoa tượng trưng cho niềm hi vọng vào cách mạng của nhân dân Trung Hoa. 

3.4. Tóm tắt tác phẩm thuốc của lỗ tấn (mẫu số 4)

Vợ chồng lão Hoa là chủ của một quán trà nhỏ, họ có thằng con trai tên Thuyên bị bệnh lao rất nặng. Được lão Cả Khang mách về phương thuốc hữu hiệu trị bệnh lao cho con trai, sáng sớm hôm ấy, lão Hoa đi ra pháp trường để mua thuốc với hi vọng con trai sẽ khỏi bệnh. Phương thuốc ấy chính là chiếc bánh bao có tẩm máu người tử tù vừa bị chém chết kia. Mang thuốc về, bà Hoa mừng rỡ đem nướng rồi cho thằng Thuyên ăn. Đám người vừa đi xem ở pháp trường về cũng vào quán trà của vợ chồng lão Hoa, họ cũng một mực tin tưởng phương thuốc sẽ hiệu nghiệm và chữa khỏi bệnh cho thằng Thuyên. Sau đó họ bắt đầu bán tán về cái chết của người tử tù – Hạ Du. Ai nấy đều cho Hạ Du-người chiến sĩ cách mạng là thằng khốn nạn, thằng nhãi con, thằng điên. Không lâu sau đó, thằng Thuyên cũng chết.

Vào một sáng mùa xuân, bà Hoa đi ra thăm mộ con và nhìn thấy mẹ Hạ Du cũng đến viếng mộ. Thấu hiểu, đồng cảm với cảnh ngộ mất con, bà Hoa bước qua con đường mòn sang bên kia để an ủi mẹ Hạ Du. Cả hai đều ngạc nhiên trước vòng hoa đặt trên mộ của Hạ Du. Tác phẩm kết thúc với câu hỏi “Thế là thế nào nhỉ?” của mẹ Hạ Du và hình ảnh con quạ nhún mình bay bút về phía trời xa.

3.5. Tóm tắt thuốc của lỗ tấn (mẫu số 5)

Vợ chồng lão Hoa có một đứa con trai tên là Thuyên mắc bệnh lao đã lâu mà không có cách gì chữa khỏi. Được bác cả Khang mách nước về phương thuốc lạ có thể chữa bệnh cho con trai lão. Phương thuốc đó là chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù. Sáng sớm lão Hoa với niềm hi vọng chữa được bệnh cho con đã ra pháp trường để mua thuốc. Lấy được thuốc đem về, vợ lão mang đi nướng và cho con trai ăn. 

Trong quán trà nhà lão bây giờ đã rất đông người vào, đó là những người vừa đi xem chém người về. Họ bắt đầu bàn tán về người tử tù vừa bị chém. Qua lời kể, người bị chém đó tên là Hạ Du, đi theo cách mạng để đánh đổ nhà Mãn Thanh, giành lại quyền tự chủ cho dân tộc, nhưng tất cả những người họ đều không hiểu đúng về những việc cao cả mà anh đã làm, họ còn cho rằng anh bị điên.

Thằng Thuyên sau khi ăn chiếc bánh đó, chẳng lâu sau cũng chết.  Mộ của thằng bé và Hạ Du được chon gần nhau nhưng cách nhau một con đường. Vào tiết thanh minh, bà Hoa và mẹ của anh Hạ Du đều ra viếng con. Hai người họ cùng cảnh ngộ mất con, thấu hiểu được nỗi buồn đó, bà Hoa đi qua bên đường để an ủi mẹ Hạ Du. Cả hai hết sứuc ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có mộy chiếc vòng hoa. Tác phẩm kết thúc với câu hỏi “ Thế là thế nào nhỉ?”.

Trên đây là toàn bộ nội dung kiến thức cần biết về tác phẩm Thuốc – Lỗ Tấn ngữ văn 12 chi tiết đầy đủ, các bạn có thể tham khảo các tác phẩm khác tại đây. 

THAM KHẢO:

5 bài văn mẫu: Kết bài phân tích thuốc của lỗ tấn

Phân tích chi tiết: Bài thuốc lỗ tấn