Kết bài tây tiến hay nhất – 7 mẫu kết bài phân tích tác phẩm

25930
kết bài tây tiến
kết bài tây tiến
4.9/5 - (82 bình chọn)

Bài viết dưới đây giới thiệu cho các bạn một số mẫu kết bài phân tích tác phẩm Tây Tiến ngắn gọn, súc tích mà vẫn khái quát được nội dung phân tích toàn bài. Cũng tham khảo nhé.

Tham khảo thêm:  Kết bài Tây Tiến

1. Mẫu kết bài phân tích Tây tiến (số 1)

Quang Dũng đã rất thành công trong việc tái hiện lại vẻ đẹp thiên nhiên và con người nơi núi rừng Tây Bắc, đồng thời khắc họa lên hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ oai hùng, lẫm liệt cùng vẻ đẹp trẻ trung, tâm hồn lạc quan lãng mạn. Bài thơ “Tây Tiến” khép lại nhưng vẫn vọng lại âm hưởng hào hùng, bi tráng như một khúc tráng ca vang vọng về một thời đạn bom đã đi qua nhưng vẫn luôn sống mãi trong trái tim của hàng triệu con người Việt Nam.

2. Mẫu kết bài phân tích Tây tiến hay nhất (số 2)

Như vậy, với sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực, Quang Dũng đã phác họa thành công bức tranh về vẻ đẹp thiên nhiên và con người nơi núi rừng Tây Bắc. Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vừa hoang sơ, hùng vĩ lại vừa thơ mộng, trữ tình, còn con người nơi đây vừa mộc mạc, duyên dáng lại vừa tràn đầy sức sống. Sự độc đáo trong việc phác họa hình tượng người lính của Quang Dũng đã tạo lên một nét đẹp riêng, vô cùng ấn tượng cho bài thơ Tây Tiến trong muôn ngàn các tác phẩm khác viết về đề tài người lính, chiến tranh.

3. Mẫu kết bài phân tích Tây tiến hay (số 3)

Bài thơ đã khép lại với đầy xúc cảm. Đường lên Tây Tiến cũng giống như đường đến với chiến thắng quả thật vô cùng gian nan, vất vả, xa xôi và chẳng có một lời hứa hẹn nào chắc chắn cả. Nhưng với ý chí sắt đá, tinh thần quyết tâm chiến đấu của những người lính chắc chắn sẽ dẹp yên quân thù. Với bút pháp lãng mạn xen kẽ hiện thực đã phác họa lại vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ và hiện thực tàn khốc nơi chiến trường, qua đó ta thấy vẻ đẹp tâm hồn cùng ý chí quyết tâm cao cả của người lính Tây Tiến. Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng sẽ mãi là bài thơ bất hủ trong lòng người đọc khi nhớ về vẻ đẹp của người lính cụ Hồ và của thiên nhiên, con người nơi núi rừng Tây Bắc.

4. Kết bài phân tích Tây tiến hay (mẫu số 4)

Qua phân tích trên ta thấy được nỗi nhớ nhung da diết của nhà thơ Quang Dũng dành cho đồng đội, cho đơn vị cũ của mình đến nỗi có thể bật ra những câu thơ giàu cảm xúc. Với sự tài hoa của nhà văn, những câu thơ ấy còn rất giàu chất họa chất nhạc khiến cho núi rừng Tây Bắc hiện lên với vẻ đẹp hùng vĩ những cũng rất gian nan, đầy hiểm nguy. Đồng thời nó cũng khắc họa lên hình ảnh người lính kiên cường, bất khuất lại rất hào hoa lãng mạn, qua đó nói lên sự hào hùng của đoàn binh Tây Tiến trong thời kỳ bom đạn. Tuy họ đã ra đi nhưng bức tượng đài mà họ xây lên chắc chắn sẽ không bao giờ phai trong trái tim con người Việt Nam.

5. Mẫu kết bài phân tích tác phẩm Tây tiến hay nhất (số 5)

Tây Tiến là bài thơ đã làm lên tên tuổi của Quang Dũng trong nền văn học Việt Nam. Bởi với ngòi bút tài hoa cùng hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn của mình Quang Dũng đã thành công xây dựng hình tượng người lính với vẻ đẹp vừa bi tráng vừa tài hoa, hai chất thơ ấy như hoà quyện vào nhau tạo lên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Hình tượng thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, tráng lệ được phác họa lên để làm nổi bật, tô đậm vẻ đẹp của những người lính Tây Tiến với tầm hồn lạc quan, yêu đời.

6. Mẫu kết bài phân tích bài thơ Tây tiến hay nhất (mẫu số 6)

Bằng bút pháp nghệ thuật tài tình của mình khi kết hợp tả thực cùng cảm hứng lãng mạn, nhà thơ Quang Dũng đã tạo ra một thi phẩm vô cùng đặc sắc. Qua đó chân dung của người lính Tây Tiến được khắc họa một cách chân thực, sinh động qua lời thơ cũng như nỗi nhớ của tác giả dành cho đồng đội của mình. “Tây Tiến” quả thực rất xứng đáng là bản hùng ca của chùm thơ ca cách mạng Việt Nam thời bấy giờ.

7. Mẫu kết bài bài thơ Tây tiến (mẫu số 7)

Bài thơ tuy đã khép lại nhưng âm điệu của nó mãi vang vọng trong lòng mỗi người đọc. Phong cách nghệ thuật độc đáo cùng nét bút lãng mạn hào hùng, bài thơ đã để lại những dấu ấn sâu sắc mang đậm chất thơ của Quang Dũng. Tây Tiến vừa là khúc tráng ca cũng vừa là khúc trầm ca, vừa mang vẻ đẹp lãng mạn hào hoa lại vừa chứa vẻ đẹp kiêu hùng. Quang Dũng đã để lại cho nền thơ ca kháng chiến một một tác phẩm tuyệt vời về người lính mà ai đọc qua cũng phải lưu lại những ấn tượng cho riêng mình.

Hy vọng với những gợi ý về các mẫu Kết bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng trên đây, sẽ giúp các bạn học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc kết thúc bài phân tích để tạo lên một bài văn hoàn chỉnh.

XEM THÊM:

Soạn bài mẫu: Mở bài bài tây tiến hay nhất

Soạn bài tây tiến: Tóm tắt chi tiết nội dung bài thơ tây tiến

Bài tổng hợp: Phân tích tác phẩm tây tiến